Ngoại Hạng Anh

【celaya fc】Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:(CMO) Theo nghị quyết của HĐND huyện Trần Văn Thời, năm 2017, huyện đề ra chỉ tiêu giải quyết việc l celaya fc

Báo Cà Mau(CMO) Theo nghị quyết của HĐND huyện Trần Văn Thời, năm 2017, huyện đề ra chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 4.500 lao động. Tuy nhiên, chỉ qua 6 tháng đầu năm, huyện đã giải quyết việc làm được 5.600 lao động, vượt xa so kế hoạch.

Xác định công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn có tầm quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện, góp phần giúp lao động nông thôn có việc làm ổn định, tăng thu nhập, thực hiện nghị quyết HĐND huyện, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 đề ra mục tiêu, kế hoạch, chương trình cụ thể đối với công tác giải quyết việc làm, đào tạo, bồi dưỡng và truyền nghề.

Theo đó, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 đã kết hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Cà Mau tư vấn thông tin về việc làm, đào tạo nghề, chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho lao động nông thôn; tổ chức đưa 170 lao động tham gia phiên giao dịch việc làm lần thứ I tại TP. Cà Mau. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể cấp huyện, UBND các xã, thị trấn lồng ghép tuyên truyền đào tạo nghề, giải quyết việc làm đến Nhân dân thông qua các cuộc họp, sinh hoạt định kỳ hằng tháng và trên báo, đài, trang thông tin điện tử huyện. Tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng và truyền nghề theo phương châm chú trọng đào tạo theo nhu cầu của người học và thị trường.

Kết quả, từ đầu năm đến nay, huyện đã đào tạo, bồi dưỡng nghề cho 2.427 học viên, với đủ các ngành nghề như: chăn nuôi, điện dân dụng, nữ công gia chánh, trồng cây kiểng… Trong đó, các lớp đào tạo nghề về nông nghiệp như kỹ thuật trồng cây kiểng, trồng hoa màu, sau khi đào tạo nhiều học viên áp dụng hiệu quả, chuyển đổi ngành nghề; hay các lớp đào tạo nghề về lĩnh vực phi nông nghiệp như may dân dụng, nữ công gia chánh có thể tìm được việc làm ngay tại địa phương, gia đình. Từ đó, lực lượng lao động nông thôn có điều kiện tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, trình độ của mình, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Anh Lê Văn Triều (ấp Ông Tự, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời) có thêm việc làm nhờ từng tham gia lớp học trồng cây kiểng.  Ảnh: Kiều Oanh

Nhờ mạnh dạn tham gia lớp học dạy trồng cây kiểng do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện mở mà anh Lê Văn Triều (ấp Ông Tự, xã Lợi An) ngoài nguồn thu nhập từ con tôm, anh còn có thêm khoản thu nhập đáng kể từ công việc cắt tỉa cây kiểng thuê.

Song song với công tác tuyên truyền, phối hợp với các ngành đưa lao động tham gia các phiên giao dịch việc làm, đào tạo nghề, huyện còn tạo điều kiện để lao động nông thôn tiếp cận các nguồn vốn vay theo chính sách của Nhà nước. Đến nay, đã giải ngân được 28 dự án, với tổng số tiền trên 830 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 34 lao động nông thôn.

Ông Đặng Minh Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Lộc, cho biết: “Năm 2017, theo Nghị quyết của Đảng uỷ, HĐND xã đề ra chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 500 lao động nông thôn. Đến nay, đã tạo điều kiện cho 443 lao động có việc làm trong và ngoài tỉnh”.

Ông Nguyễn Trường Hận, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 1956, cho biết, theo kế hoạch, những tháng còn lại, huyện sẽ tiếp tục mở 21 lớp đào tạo nghề cho 695 lao động nông thôn. Trong đó, 7 lớp lĩnh vực nông nghiệp, với 245 học viên; 14 lớp lĩnh vực phi nông nghiệp, với 450 học viên.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tư vấn về việc làm, đào tạo nghề nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giải quyết việc làm. Mở rộng ngành nghề đào tạo cho người lao động, duy trì các ngành nghề truyền thống đã có ở địa phương. Coi trọng 2 ngành nghề cơ bản là nông nghiệp và đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ để thu hút lao động nhàn rỗi ở nông thôn

Ngọc Minh

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap