【bảng xếp hạng j league 1 nhật bản】Sở hữu toàn dân về đất đai là tất yếu khách quan

Luận điệu đi ngược lại lợi ích của nhân dân

Có thể nói,ởhữutoàndânvềđấtđailàtấtyếukhábảng xếp hạng j league 1 nhật bản để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch không từ một thủ đoạn nào để chống phá Việt Nam. Chúng lợi dụng từ những chuyện nhỏ nhặt nhất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, đến những vấn đề lớn mà Quốc hội đang luận bàn.

Thời gian qua, lợi dụng một số hạn chế trong quá trình tổ chức quản lý và sử dụng đất đai, các thế lực thù địch ra sức truyền bá các luận điệu sai trái, đòi bỏ quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Chúng viện dẫn lý do rằng, mọi cá nhân đã bỏ tiền ra mua đất thì đương nhiên là thuộc sở hữu của cá nhân, như vậy mới thể hiện quyền tự do cá nhân, dân chủ. Chúng nêu lên một số hạn chế, yếu kém và sai phạm của cán bộ, công chức Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất đai, hay một vài hiện tượng khiếu kiện vượt cấp, đông người, kéo dài của nhân dân về đất đai,... để xuyên tạc rằng, đó là hệ lụy của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.

Các đối tượng phản động lợi dụng một số “điểm nóng” trong quản lý, sử dụng đất đai do lịch sử để lại, đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo, tâm linh để câu móc với các phần tử bất mãn chế độ, các phần tử cơ hội trong nước cũng như lưu vong ở nước ngoài, lôi kéo các đài phát thanh, các kênh truyền thông xã hội xuất bản nhiều bài viết kích động, gây bức xúc trong dư luận. Chúng đăng tải nhiều bài viết với các luận điệu xuyên tạc bản chất vấn đề, thổi phồng một số hiện tượng cá biệt; từ đó, đánh đồng một số hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước về đất đai với bản chất của cả hệ thống chính trị.

Thực tế, luận điệu đòi bỏ quy định sở hữu toàn dân về đất đai chỉ là một trong những chiêu trò trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhằm phá hoại sự phát triển của đất nước ta. Chúng muốn lợi dụng vấn đề đất đai để tạo ra những “điểm nóng”, phức tạp nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ các tôn giáo, gây rối loạn, bất ổn ở nhiều nơi; đồng thời, gây hoang mang trong một bộ phận người dân đang chịu tác động không mong muốn trong quá trình huy động nguồn lực đất đai phục vụ sự phát triển KT-XH. Từ đó, chúng lợi dụng sự hiểu biết chưa thấu đáo của một số ít người dân đối với chính sách, pháp luật về đất đai của Nhà nước để gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Về lâu dài, chúng “thổi bùng" các sự việc liên quan đến đất đai nhằm đánh lạc hướng dư luận quốc tế, làm giảm sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với sự phát triển ổn định của Việt Nam. Xa hơn nữa là tạo cớ để móc nối với các phần tử cơ hội, phản động trong và ngoài nước lôi kéo các nước đế quốc can thiệp vào công việc nội bộ nước ta.

Các thế lực thù địch, phản động hiểu rằng, xóa bỏ được quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân sẽ góp phần xóa bỏ cơ sở vững chắc của việc thực hiện chế độ dân chủ của dân, do dân và vì dân. Khi đất đai được tư nhân hóa sẽ dẫn đến tình trạng đầu cơ, các thế lực có thể thâu tóm, tích tụ đất đai ở một số thành viên trong xã hội, làm gia tăng sự phân hóa, rối loạn xã hội, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Từ đó, gây hoang mang, chia rẽ trong nội bộ nhân dân, gieo rắc nghi ngờ và làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm từng bước tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Bác bỏ luận điệu đòi bỏ quy định sở hữu toàn dân về đất đai

Hầu hết các nước trên thế giới (dù thể chế chính trị nào) thì đều xem đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, liên quan đến mọi thành viên trong xã hội. Dù cách thức điều hành và hình thức xác định quyền sở hữu đất đai ở mỗi nước có khác nhau nhưng về bản chất, Nhà nước luôn “nắm đằng chuôi” trong quản lý đất đai. Đối với các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nga,... thì các luật, đạo luật đều khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai. Các quyền định đoạt của Nhà nước gồm: Quyền quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất; quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi;...

Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý - đó là tất yếu khách quan, phương thức đúng đắn và hiệu quả nhất đối với sự phát triển của đất nước. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh,... đều thuộc sở hữu toàn dân”. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta đề ra chủ trương tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế về quản lý, sử dụng đất đai cho phù hợp với tình hình phát triển mới. Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII) ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16-6-2022 “Về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát tiển, có thu nhập cao”. Trong đó nêu rõ quan điểm: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Theo quy định của pháp luật hiện hành: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất theo quy định của luật này” (Điều 4 Luật Đất đai năm 2013). Theo đó, người dân hoặc người sử dụng đất có nhiều quyền, lợi ích từ sử dụng đất như: Nhà nước bảo hộ về tài sản đối với quyền sử dụng đất, được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;... Các quyền này được thực hiện trong giới hạn đã được quy định như sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước quy định; không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Nhà nước có quyền thu hồi quyền sử dụng đất đã giao có bồi thường;...

Như vậy, việc xác định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là khách quan, phù hợp với tính chất định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam, giảm các nguy cơ làm kiệt quệ tài nguyên đất, kiềm chế sự bất bình đẳng trong xã hội; tạo cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là thực hiện các chính sách phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Việc một số ít cán bộ, công chức sai phạm trong quản lý đất đai là do bản thân người đó thoái hóa, biến chất; không thực hiện đúng nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý./.

Huyền Linh