Tờ Thời báo Phố Wall dẫn tin từ các quan chức phương Tây giấu tên cho biết,ỹmuốnđóngtàungầmhạtnhâvdqg arap thỏa thuận tiềm năng trên sẽ cung cấp cho Australia một số tàu ngầm hạt nhân vào giữa những năm 2030 và đặt nền móng cho những nỗ lực lâu dài để đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân ngay ở Australia.
Thỏa thuận đang được các quan chức cấp cao Mỹ, Anh và Australia thảo luận như một cách để giữ cho sáng kiến đi đúng hướng. Đây là một trong số những ý tưởng đã được cân nhắc để giúp Australia có thể triển khai hạm đội chạy bằng năng lượng hạt nhân dù vẫn chưa được phê chuẩn chính thức.
Quyết định cuối cùng về cách thức tiến hành có thể được đưa ra vào tháng 3/2023, khi Mỹ, Anh và Australia hoàn tất cuộc nghiên cứu chung về cách thức triển khai mọi việc.
Cả ba quốc gia đều là thành viên của AUKUS - hiệp ước đối tác an ninh ba bên được công bố vào tháng 9/2021. Bên cạnh nỗ lực thúc đẩy một “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, AUKUS dự kiến cung cấp cho Australia các tàu ngầm được trang bị vũ khí thông thường và chạy bằng năng lượng hạt nhân, từ đó giúp tăng cường đáng kể năng lực hải quân của nước này.
Các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng vượt trội so với các tàu ngầm thông thường vì nó có thể hoạt động ngầm dưới nước ở khoảng cách xa và trong thời gian dài.
Ba nước đã tái khẳng định về kế hoạch trong một thông báo chung đưa ra hôm 23/9. Tuy nhiên, đại diện của ba nước không cung cấp thông tin chi tiết về cách họ hy vọng thực hiện kế hoạch hay khi nào 8 trong số 12 chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ giao cho Australia, được sản xuất. Theo thông báo: "Chúng tôi kiên định trong cam kết của mình để Australia có được năng lực này vào thời gian sớm nhất".
Có một số bước của kế hoạch đã được triển khai, theo đó, 5 nhân viên Australia đã được nhận vào chương trình hạt nhân của Mỹ và một số người khác đã được nhận vào các khóa học hạt nhân của hải quân Hoàng gia Anh.
Tuy nhiên, sáng kiến trên cũng có nhiều thách thức. Để tiến hành, Mỹ sẽ phải chi hàng tỷ USD để mở rộng năng lực sản xuất tàu ngầm và Australia được kỳ vọng sẽ đóng góp vào nỗ lực này.
Trong khi các thành viên AUKUS cho rằng hiệp ước này chỉ đơn thuần nhằm mục đích bảo vệ hệ thống pháp quyền quốc tế, thì Trung Quốc cho rằng các dự án của liên minh này gây rủi ro nghiêm trọng tới an ninh hạt nhân.
>> Đọc thêm tin tức quân sự trên báo VietNamNet
Vệ tinh phát hiện Trung Quốc mở rộng căn cứ tàu ngầm ở Hải NamCác hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng 2 cầu tàu mới tại căn cứ hải quân Du Lâm, Hải Nam.