【dự đoán bỉ】Ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến pháp luật

Những năm qua,Ứngdụngcngnghệthngtintrongphổbiếnphpluậdự đoán bỉ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực.

Sở Tư pháp tỉnh tổ chức triển khai các quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở bằng hình thức trực tuyến.

Tháng 9 năm nay, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh lần đầu tiên tổ chức cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông năm 2021 bằng hình thức trực tuyến. Sau gần 1 tháng phát động, cuộc thi thu hút hơn 15.000 thí sinh tham gia với gần 28.000 lượt dự thi.

Tiếp nối thành công, đầu tháng 11-2021, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tiếp tục phát động cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng cũng bằng hình thức trực tuyến.

Theo ông Nguyễn Quốc Lai, Trưởng phòng Tuyên truyền và theo dõi thi hành pháp luật, Sở Tư pháp, do tình hình dịch bệnh phức tạp nên việc ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức các hội thi bằng hình thức trực tuyến là hoàn toàn phù hợp. Với hình thức mới này, người dự thi có thể ngồi tại nhà, đăng ký trực tiếp trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử có kết nối mạng internet là có thể tham gia thi, hoàn toàn không bị giới hạn về không gian, thời gian.

Có thể thấy hiện nay, việc tiếp cận thông tin, trong đó có thông tin về pháp luật không còn quá khó với tất cả mọi người. Chỉ cần tra cứu bất cứ điều khoản trong bộ luật nào hay những khúc mắc cần giải đáp thì mọi người có thể tìm kiếm trên mạng internet là có ngay nội dung mình cần. Đây là kênh tiếp cận thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật dễ dàng, tiện lợi nhất.

Ông Trần Minh Quang, Trưởng phòng Tư pháp thành phố Ngã Bảy, cho rằng, hiện tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet ngày càng tăng. Do đó, nếu nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật được truyền tải qua hệ thống mạng internet tới từng người dân thì sẽ có hiệu quả cao hơn so với các hình thức truyền thống.

Đến nay, UBND tỉnh đã xây dựng Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021”. Theo đó, việc thực hiện đề án hướng đến đa dạng hóa hình thức, khai thác triệt để thế mạnh của công nghệ thông tin, cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin về pháp luật; giúp người dân sử dụng, khai thác một cách thuận lợi, kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.

Trong triển khai đề án, tỉnh xây dựng Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc tích hợp các nội dung cơ bản như tài liệu giới thiệu các văn bản pháp luật mới ban hành; đăng tải các nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND cấp tỉnh; hỏi đáp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến…

Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện cũng đã triển khai thực hiện phổ biến pháp luật qua ứng dụng mạng xã hội facebook, youtube và các trang thông tin điện tử; thực hiện phổ biến pháp luật qua các hội nghị trực tuyến, xây dựng phần mềm trên điện thoại, tin nhắn qua mạng di dộng… phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và Nhân dân.

Sở Tư pháp tỉnh dự báo tới đây, nhu cầu giao tiếp của người dân với cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị bằng công nghệ thông tin ngày càng tăng. Trong đó, môi trường internet là cầu nối gần nhất nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ là xu hướng tất yếu cần phải được khai thác kịp thời.

Ông Đồng Việt Phương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, cho biết, thời gian qua, các đơn vị, ngành, địa phương trong tỉnh đã cải tiến hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường mạng, bước đầu mang lại hiệu quả khá cao.

Phát huy kết quả đạt được, Sở Tư pháp sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức. Trong đó, chú trọng việc phổ biến thông qua internet, các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, mạng di động, ứng dụng công nghệ để nâng cao hơn nữa nhận thức pháp luật cho người dân.

Bài, ảnh: Đ.BẢO