Victor Lavrenko - nhà đồng sáng lập và cựu CEO của trình duyệt Cốc Cốc- đang bắt tay vào một dự án mang tên Cốc Cốc AI,ựuCEOCốcCốcmuốnxâydựngcôngcụtìmkiếmmớitíchhợsoi kèo trận sevilla dự án mà ông tin rằng sẽ giúp công cụ tìm kiếm của Việt Nam lấy lại khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa, theo Tech in Asia.
Ông Lavrenko là thành viên của nhóm sáng lập Cốc Cốc vào năm 2013, với mong muốn thách thức sự thống trị của Google tại Việt Nam. Nhóm này muốn cung cấp trải nghiệm tìm kiếm bản địa hóa hơn cho người dùng trong nước.
Tuy nhiên, cựu CEO này đã rời công ty vào năm 2017, sau đó có mâu thuẫn với ban lãnh đạo.
Vị doanh nhân này tin rằng, ngay cả khi tất cả các trình duyệt và công cụ tìm kiếm đang tích hợp AI vào dịch vụ, họ cũng sẽ không ưu tiên ngôn ngữ tiếng Việt, qua đó tạo cơ hội cho Cốc Cốc phản đòn.
“Ví dụ, nếu một người gõ cụm từ “người phụ nữ mặc váy đẹp” vào Bing, kết quả sẽ chỉ có phụ nữ da trắng mặc váy cổ điển phương Tây. Chúng tôi đang nghiên cứu một mô hình lan tỏa thiên về nội dung liên quan đến Việt Nam”, ông Lavrenko chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn qua email với Tech in Asia.
Ông cho biết nhóm của mình cũng đang xây dựng mô hình ngôn ngữ cho văn bản tiếng Việt dựa trên phiên bản mã nguồn mở GPT, công nghệ được startup OpenAI, được gã khổng lồ Microsoft hậu thuẫn suốt thời gian qua.
Ông Lavrenko thừa nhận ông gặp nhiều thách thức trong việc đưa Cốc Cốc và các cổ đông hiện hữu của công ty tham gia vào dự án mới này. Tuy nhiên, ông cho biết vẫn sẵn sàng đàm phán với công ty cũ của mình về dự án mới.
Theo Statista, thị phần của Cốc Cốc đã giảm xuống còn khoảng 5% trong số các trình duyệt và 3% trong số các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, ông Nguyễn Vũ Anh - Giám đốc điều hành của Cốc Cốc cũng lưu ý, những con số này không phản ánh chính xác vị thế của công ty trong nước.
“Tổng cơ sở người dùng hiện đã đạt 29 triệu người và tăng trưởng 1 triệu người so với năm 2021”, lãnh đạo Cốc Cốc đồng thời tiết lộ, Cốc Cốc sẽ phát hành phiên bản tích hợp AI vào quý II năm nay.
Trên thế giới, trào lưu các công cụ tìm kiếm phiên bản mới tích hợp AI đã liên tục được ra mắt trong thời gian gần đây kể từ khi công cụ chatbot ChatGPTgây được tiếng vang trên toàn cầu.
Đơn cử, công cụ tìm kiếmkhổng lồ Baidu là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ChatGPT từ Trung Quốc và hiện đang dẫn đầu tại quê nhà thời gian gần đây đã ra mắt phiên bản mới tích hợp công nghệ AI. Các công ty Trung Quốc khác đang tìm cách tung ra dịch vụ AI tổng hợp của riêng họ như Tencent, Alibaba, NetEase và ByteDance.
Trước đó, Microsoft đã tích hợp công nghệ AI vào công cụ tìm kiếm Bing phiên bản mới, và đã thu hút được một lượng lớn người dùng.