Trước tình hình xâm nhập mặn gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp,ợptrnđấtnhiễmmặkeo ca cuoc bong da hom nay tiến sĩ Châu Minh Khôi, Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình canh tác thích hợp trên nền đất lúa bị nhiễm mặn tại tỉnh Hậu Giang” nhằm tìm giải pháp kỹ thuật, xây dựng mô hình canh tác nông nghiệp thích hợp.
Mô hình luân canh đậu xanh trên nền đất lúa tại xã Hỏa Tiến.
Tiến sĩ Châu Minh Khôi đã nghiên cứu hiện trạng bị nhiễm mặn của đất và nước tại các xã Hỏa Tiến (thành phố Vị Thanh), xã Vĩnh Viễn A và Lương Nghĩa (huyện Long Mỹ). Qua đó, chủ nhiệm đề tài đánh giá được tình trạng sodic hóa (hiện tượng đất có chứa lượng nitơ ở mức độ gây ảnh hưởng sinh trưởng trên hầu hết cây trồng) và tích lũy mặn trong đất tại các khu vực nghiên cứu.
Qua kết quả phân tích các mẫu nước lấy từ kênh nội đồng, ruộng canh tác, tiến sĩ Châu Minh Khôi đã đánh giá được hiện trạng xâm nhập mặn rất thấp vào đầu mùa khô và tăng cao vào cuối mùa khô. Qua đó, chủ nhiệm đề tài đã xác định được biện pháp canh tác thích hợp nhằm cải thiện chất lượng nước bị nhiễm mặn là luân canh lúa - màu thay cho độc canh cây lúa 3 vụ. Cụ thể, nông dân xã Lương Nghĩa nên thực hiện mô hình khoai lang - lúa - bắp nếp; xã Vĩnh Viễn A thích hợp với mô hình lúa - dưa hấu, lúa - kết hợp nuôi cá; xã Hỏa Tiến thực hiện mô hình đậu xanh - lúa - dưa hấu và bắp nếp - lúa - dưa hấu. Trong đó, mô hình cho lợi nhuận cao nhất là khoai lang - lúa - bắp nếp (gần 141 triệu đồng/ha/năm). So với canh tác 2 vụ lúa thì thu nhập tăng cao hơn khoảng 100 triệu đồng. Vì vậy, tất cả các mô hình đều được người dân chấp nhận. Bởi các mô hình luân canh lúa - màu giúp gia tăng khả năng lưu tồn đạm, lân hữu dụng cho đất, giúp năng suất lúa và lợi nhuận đều tăng ở những vụ kế tiếp.
Ông Nguyễn Văn Giang, ấp 9, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, cho biết: “Tôi có tham gia lớp tập huấn kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ các phế phẩm nông nghiệp trên quy mô hộ gia đình thấy cũng dễ thực hiện. Bắt đầu từ năm nay, gia đình tôi đã ủ phân để bón lại cho cây chứ không đốt đồng, bỏ rơm như trước nữa”. Còn nông dân Nguyễn Văn Chơn, ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, tham gia các lớp tập huấn và đã chuyển đổi 3ha đất trồng lúa của mình bằng mô hình trồng bắp luân canh 2 lúa - 1 bắp. Lợi ích từ cây bắp trên nền đất lúa đã đem lại nhiều hơn so với lúa, mà bắp còn dễ trồng, dễ chăm sóc, ít tốn nước và chống chịu tốt với thời tiết khắc nghiệt.
Tiến sĩ Châu Minh Khôi cho biết: Thời gian xâm nhập mặn tại địa bàn 3 khu vực nghiên cứu bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã khuyến cáo nông dân nên cải thiện hàm lượng muối trong đất nhiễm mặn bằng cách rửa mặn. Đối với nền đất phèn ngập mặn thì dùng phương pháp rửa bằng vôi và kết hợp rửa mặn sau 2 ngày ngâm đất thì mới đạt hiệu quả cao.
Theo đánh giá của các thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh, đề tài đã đề xuất nhiều mô hình canh tác thích hợp, giúp nông dân vùng nhiễm mặn hàng năm có thể bám đất để canh tác tốt. Chính vì vậy, mới đây, đề tài đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh thông qua, cho phép phát triển các mô hình, nâng lên thành dự án sản xuất thử nghiệm “Xây dựng mô hình canh tác lúa sử dụng tiết kiệm nước tưới và phân bón thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Hậu Giang”. Với hy vọng mô hình canh tác khoa học sẽ giúp nông dân canh tác tốt và có thể “sống chung với mặn”
Bài, ảnh: TRÚC LINH