【kqbd hn hom nay】Điểm số đánh giá báo cáo thường niên cải thiện, bất chấp đại dịch Covid

Doanh nghiệp lớn đi đầu,Điểmsốđánhgiábáocáothườngniêncảithiệnbấtchấpđạidịkqbd hn hom nay nhưng có những doanh nghiệp nhỏ xứng đáng

Vượt qua những trở ngại và tác động của đại dịch Covid-19, sau hơn 6 tháng bình chọn, ngày 28/12/2021, Ban tổ chức Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2021 đã chọn ra được 38 doanh nghiệp niêm yết (DNNY) xuất sắc nhất ở 3 hạng mục báo cáo thường niên (BCTN), báo cáo quản trị công ty và báo cáo phát triển bền vững để chính thức công bố. Ngoài ra, ở mỗi hạng mục, ban tổ chức cũng chọn 1 doanh nghiệp (DN) có sự tiến bộ vượt bậc để trao giải “Tiến bộ vượt trội” nhằm ghi nhận nỗ lực của các DN trong việc minh bạch thông tin.

Điểm số đánh giá báo cáo thường niên cải thiện, bất chấp đại dịch Covid-19

Lễ vinh danh Doanh nghiệp niêm yết đoạt giải trong
Cuộc Bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2021

Ở hạng mục BCTN, năm nay, lần đầu tiên, việc chấm điểm BCTN ở vòng sơ khảo được thực hiện bởi nhóm chuyên gia độc lập đến từ Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo (Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh). Theo đánh giá của Ban Tổ chức, khó khăn do dịch bệnh trực tiếp ảnh hưởng đến DN trong năm 2020 - 2021 và ít nhiều ảnh hưởng đến công tác tổng hợp thông tin, đúc kết soạn thảo và công bố BCTN. Tuy vậy, DN vẫn nỗ lực vượt qua các khó khăn để soạn thảo BCTN, cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc. Điểm số đánh giá BCTN của DN đã có sự cải thiện trong năm 2021 với nhiều DN đạt mức điểm cao hơn so với năm 2020.

So sánh điểm số các nhóm DN, có thể thấy, các DN tốt nhất ở 3 nhóm vốn hóa đều đầu tư tốt cho phần hình thức và đạt điểm cao ngang nhau. Tuy vậy, ở phần nội dung, DN nhóm vốn hóa lớn vẫn có sự đầu tư khá hơn các DN ở các nhóm quy mô trung bình và nhỏ.

- Top 10 doanh nghiệp niêm yết (DNNY) nhóm vốn hóa lớn có báo cáo thường niên (BCTN) tốt nhất: PDR, HDB, PVD, PVD, VNM, NVL, ACB, CTG, SSI, SHB, VIC.

- Top 10 DNNY nhóm vốn hóa vừa có BCTN tốt nhất: PAN, SHS, DHG, STK, TNG, BVS, BMP, VCS, DCM, AAA.

- Top 5 DNNY nhóm vốn hóa nhỏ BCTN tốt nhất: EVE, CNG, PGS, SRF, AAV.

- DNNY có sự tiến bộ vượt trội ở hạng mục BCTN: VNR.

- Top 5 DNNY nhóm vốn hóa vừa có quản trị công ty tốt: DHG, GEG, IMP, TRA, PAN,

- Top 4 DNNY nhóm vốn hóa nhỏ có quản trị công ty tốt: C32, VDS, KHP, TCL.

- DNNY có sự tiến bộ vượt trội ở hạng mục quản trị công ty tốt: PLX.

Nhóm vốn hóa trung bình gồm 145 công ty đã có sự cải thiện điểm so với năm 2020 ở cả hình thức lẫn nội dung. Ở nhóm các DN top 10 của nhóm vốn hóa trung bình, không có sự khác biệt rõ ràng về chất lượng so với nhóm top 10 DN nhóm vốn lớn. Các báo cáo của các DN vào top 10 có sự nổi bật với nội dung rõ ràng, chi tiết, cụ thể và đa dạng, cho thấy các DN này đã đầu tư kỹ lưỡng cho BCTN.

Nhóm vốn hóa nhỏ có số lượng DN nhiều nhất, với 306 công ty với chất lượng báo cáo vẫn còn yếu, điểm trung bình và trung vị đều còn thấp, dưới mức trung bình, cho thấy DN ở nhóm này chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của BCTN. Tuy điểm trung bình của nhóm vốn hóa nhỏ không cao, nhưng những gương mặt đoạt giải trong top 5 BCTN nhóm vốn hóa nhỏ thực sự là những báo cáo xứng đáng được vinh danh.

Cuộc bình chọn đã ghi nhận một số điểm nổi trội ở nhóm các DN đạt giải năm nay. Cụ thể, hầu hết các công ty đều tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên trong 4 tháng đầu năm và trả cổ tức trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc họp. Trong năm 2020, các DN này đã triển khai bỏ phiếu trực tuyến trong đại hội đồng cổ đông, đây là một thông lệ tốt cho phép các cổ đông thực hiện quyền lợi của mình, đồng thời góp phần tiết kiệm nguồn lực cho xã hội.

Đối với hạng mục quản trị công ty, theo đánh giá của Hội đồng bình chọn, điểm số DN năm 2021 có tiến bộ hơn so với năm 2020, với nhiều DN có điểm ở mức cao hơn. Bên cạnh đó, ở các khoản điểm cao trên 80 điểm, đã xuất hiện nhiều DN hơn, có thể trở thành các ứng viên tiềm năng cho các giải quản trị tốt của khu vực ASEAN. Năm 2021, BCTN của công ty có công bố khá tốt về cách thức quản lý các rủi ro quan trọng như tài chính, kế toán, kiểm soát nội bộ, vận hành, công nghệ thông tin, môi trường, xã hội và kinh tế.

Doanh nghiệp niêm yết hướng tới phát triển bền vững

Đối với hạng mục Báo cáo Phát triển bền vững, năm 2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện quốc tế về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và vai trò của DN trong thúc đẩy phát triển bền vững. DN là mắt xích quan trọng trong phát triển bền vững và để đạt được điều này, cần có vai trò định hướng và giám sát quan trọng của ban lãnh đạo DN để đạt được các chuẩn mực ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị).

Theo Hội đồng bình chọn báo cáo phát triển bền vững, trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19, nhiều DN thể hiện cam kết mạnh mẽ trong đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của nhân viên, đảm bảo việc làm, cũng như phúc lợi cho toàn bộ nhân viên, không giảm lương, không chậm trễ trả lương và đảm bảo có tiền thưởng. Đồng thời, nhiều DN triển khai các chương trình kết nối cộng đồng và hỗ trợ địa phương chống dịch.

Hầu hết các báo cáo đều đã chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn một cách rõ rệt hơn. Các DN có cam kết rõ nét hơn về quản trị ESG được thể hiện qua bộ phận phụ trách phát triển bền vững riêng trực thuộc hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc, sự tham gia của các phòng, ban trong toàn bộ DN với trách nhiệm và kế hoạch hành động rõ ràng.

Bà Trần Anh Đào - Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng bình chọn VLCA 2021 cho biết, thông qua cuộc bình chọn, Ban Tổ chức mong muốn gửi đến cộng đồng DNNY thông điệp về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất thể hiện ở việc trình bày trên BCTN và cùng chung tay thực hiện tạo nên những thành tựu lớn góp phần thay đổi môi trường sống đang chịu nhiều ảnh hưởng của chúng ta. Thông điệp trên thể hiện vai trò tiên phong của DNNY, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, tăng trưởng kinh tế gắn liền với bền vững về môi trường và công bằng về xã hội.

“Trong giai đoạn phát triển sắp tới, khi hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ, quản trị tốt và hướng đến phát triển bền vững là xu thế tất yếu của các DN trên toàn cầu cũng như các định chế tài chính và nhà đầu tư có tổ chức, Ban Tổ chức cuộc bình chọn tiếp tục cùng với các bên liên quan làm hết sức mình để nâng cao tính minh bạch trong công bố thông tin và năng lực quản trị công ty của DNNY, hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường và xa hơn nữa là nâng tầm hình ảnh và vị thế của thị trường chứng khoán Việt Nam trong khu vực và trên thế giới” – bà Trần Anh Đào nói.

Ông Dominic Scriven - Chủ tịch Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital Việt Nam cũng chia sẻ: “Chúng tôi rất hân hạnh đồng hành cùng Ban Tổ chức VLCA trong 14 năm liền nhằm thúc đẩy tính minh bạch, hướng đến các thông lệ tốt về quản trị DN và phát triển bền vững. Truớc xu hướng và yêu cầu bức thiết từ các đối tác hữu quan về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, giảm khí thải nhà kính và bảo vệ đa dạng sinh học, chúng tôi mong muốn các DN Việt Nam nên sớm triển khai việc bắt đầu đo lường, quản lý dấu chân carbon, để có kế hoạch từng bước chuyển đổi nhằm giảm thiểu lượng khí thải nhà kính ra môi trường và công bố các thông tin này trong BCTN của DN”.

14 năm đồng hành cùng thị trường chứng khoán Việt Nam

Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2021 là sự mở rộng từ cuộc bình chọn báo cáo thường niên trước đó. Năm 2021 là năm thứ 14 cuộc bình chọn đồng hành cùng thị trường chứng khoán Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp niêm yết với sứ mệnh hỗ trợ, khích lệ các doanh nghiệp niêm yết nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch, tăng cường khả năng truyền tải thông tin đến các nhà đầu tư, hướng đến quản trị hiệu quả và phát triển ngày càng bền vững.