Ngoài tấm chắn pô bằng inox gây ra hàng loạt vụ cắt chân kinh khiếp trong thời gian qua,Ẩnhọatừthiếtbịxemámu vs ac milan nhiều thiết bị gắn trên xe máy của các hãng cũng chực chờ gây những tai nạn bất ngờ.
“Vũ khí” bí mật
Ông Nguyễn Hoàng Nam (quận 4 - TPHCM) cho biết ông vừa mua một chiếc xe máy hiệu Classico. Mọi tính năng của xe làm ông rất hài lòng nhưng khi ông dắt xe từ nhà xuống dốc thì bất ngờ thanh gác chân bằng nhôm phía sau xe gạt thẳng vào chân làm ông bị thương. Thanh gác chân này dài khoảng gần 10 cm đúc bằng nhôm có đường kính khoảng 1,5 cm, đầu phía ngoài rất nhọn, đặt ngang tầm với chỗ gác chân của các xe máy khác.
Ông Nam cho biết: “Nếu đang lưu thông trên đường, thanh gác nhôm này gạt vào chân người đi xe bên cạnh sẽ rất nguy hiểm”. Điều này rất dễ xảy ra bởi mật độ xe lưu thông tại TP rất đông.
Theo ghi nhận của phóng viên, không chỉ xe Classico mà rất nhiều loại xe khác như: Utimo, Mio, Elizabeth, Lead... cũng có thanh gác chân phía sau tương tự, đúc bằng nhôm hoặc bằng cao su cặp kim loại bên ngoài, nhọn đầu.
Những thanh gác chân bằng nhôm rất nhọn luôn chực chờ gây nguy hiểm cho người lưu thông trên đường. |
Một mối nguy hiểm khác là việc thiết kế ống pô của một số loại xe máy hướng lên cao, xả khói thẳng vào tầm mặt của người đi phía sau, làm họ giật mình dễ té ngã. Điển hình cho loại này là xe Click, Future và một số dòng Air Blade.
BS Võ Quang Huy, Trưởng Khoa Cấp cứu ngoại viện Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, cảnh báo những vụ tai nạn do đèn xe gây ra. Khi di chuyển trên đường vào buổi tối, nhiều người không để chế độ đèn cốt mà bật luôn đèn pha, khiến luồng ánh sáng mạnh chiếu thẳng vào mặt những người điều khiển phương tiện theo chiều ngược lại. Chính điều này trở thành nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Phải khắc phục
Ông Hoàng Hà, Trưởng Phòng Kinh doanh marketing Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, cho biết đối với hệ thống đèn khi đăng ký với Cục Đăng kiểm đều đã có tiêu chuẩn quy định về độ sáng rõ ràng, ai làm sai thì không được cấp giấy phép sản xuất. Tương tự, gác chân kích cỡ độ an toàn như thế nào đều có tiêu chuẩn của Nhà nước. Để an toàn cho người sử dụng, các chân chống của hãng Yamaha đều được thiết kế móc có thanh vòng tròn an toàn cho người sử dụng.
Trước đây, có phản ứng từ người tiêu dùng về việc ống pô xả khói đưa lên cao gây ảnh hưởng cho người chạy xe máy phía sau. Do đó, cơ quan chức năng cũng đã bổ sung, sửa đổi bắt buộc nơi đầu ống xả phải “cúp” xuống mặt đất không được chĩa lên như trước. Từ quy định này, các hãng cũng đã thiết kế lại đầu xả khói ống pô theo đúng tiêu chuẩn hiện hành.
Còn đại diện Công ty Honda Việt Nam cho rằng hãng luôn ghi nhận những phản ánh của khách hàng về những tính năng an toàn của xe máy. Nếu được phản ánh bất cứ bộ phận nào của xe gây mất an toàn cho người sử dụng hoặc khi lưu thông thì công ty sẽ điều đỉnh lập tức cho hợp lý. Những trường hợp khách hàng mua xe rồi lắp vào các thiết bị mất an toàn như “độ” lại đèn, thay thanh gác chân sắc nhọn, chỉnh sửa ống pô... là không nên và hãng cũng cảnh báo đến từng đại lý để tư vấn cho khách hàng thật kỹ trước khi mua xe.
Không thể xem thường BS Mai Văn Thu, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM, cho biết: Những chấn thương ở phần cẳng chân do va chạm với các thiết bị nguy hiểm từ các xe máy cùng chiều không hề đơn giản như mọi người nghĩ. Tại bệnh viện đã từng xử lý một trường hợp chấn thương trầm trọng kiểu này. BS Thu kể: Khi bị va chạm, một thanh niên bị bầm và tổn thương bên trong mắt cá chân. Nghĩ đơn giản, người này chỉ về bóp thuốc và dầu nóng. Do sơ cứu không đúng cách nên vết thương bị xuất huyết bên trong, rối loạn vận mạch, rối loạn biến dưỡng, làm phù bàn chân… Những vết thương nơi bàn chân, khoeo chân rất nguy hiểm, không điều trị kịp thời, đúng cách sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại của bệnh nhân. |
Theo NLĐ