BP - Mối quan tâm lớn nhất hiện nay của nông dân trồng điều trong tỉnh là làm gì để khắc phục hiệu quả bệnh cháy lá khô cành,ệuvuichovụđiềdeportivo saprissa vs bệnh thán thư đang hoành hành trên cây điều. Trước yêu cầu bức thiết đặt ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) mà trực tiếp là các đơn vị trực thuộc như Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang phối hợp chặt chẽ, cùng ngành nông nghiệp các huyện, thị đến tận vườn điều “cầm tay chỉ việc”, giúp nông dân biết cách chăm sóc, phòng, chống sâu bệnh, nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất về năng suất, sản lượng niên vụ 2017-2018.
Bệnh cháy lá khô cành và thán thư trên cây điều dai dẳng từ niên vụ 2016-2017 đến nay trên hầu hết vườn điều của nông dân trong tỉnh, với hơn 134 ngàn ha, trong đó khoảng 39 ngàn ha bị nặng. Trước tình hình này, ngành nông nghiệp tỉnh khẩn trương vào cuộc và chia làm 2 giai đoạn cứu hộ vườn điều. Giai đoạn 1, triển khai từ ngày 5-9 đến 30-10-2017 và giai đoạn 2 từ ngày 18-11-2017 đến 30-3-2018.
Tiếp tục cầm tay chỉ việc
Triển khai giai đoạn 2, các cán bộ, kỹ sư của Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT) đã và đang tiếp tục đến tận vườn điều hướng dẫn nông dân cặn kẽ quy trình phòng trừ sâu bệnh, tập trung cho giai đoạn cây điều ra hoa, đậu trái. Trong đó, địa bàn trọng điểm, chủ yếu được triển khai là các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Phú Riềng và Đồng Phú, nơi chiếm trên 90% diện tích cây điều toàn tỉnh. Đến thời điểm này, tình hình sâu bệnh hại cây điều đã giảm; ý thức phòng, chống sâu bệnh của nông dân nâng lên rõ rệt.
Thạc sĩ Lê Thúc Long (Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật) tư vấn trực tiếp cho người dân trồng điều ở thôn Bình Đức 1, xã Đức Hạnh (Bù Gia Mập)