Ngày 21/11,ôngtinthấtthiệtvềchèViệtNamnhiễmdioxinCầnđảthôngtưtưởngngườitiêudùngĐàti so live với sự can thiệp kịp thời của chính quyền tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan hữu trách của Việt Nam, các lô hàng chè ô long của Lâm Đồng đã được thông quan tại Đài Loan (Trung Quốc). Tuy vậy, người tiêu dùng ở đây xem ra vẫn đang còn khá dè dặt.
Vùng nguyên liệu chè Lâm Đồng không nhiễm dioxin là khẳng định trên cơ sở khoa học của chính quyền tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Lao Động
Ông Nguyễn Văn Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - cho biết: “Cần đả thông tư tưởng của người tiêu dùng Đài Loan đang là nhiệm vụ của các phương tiện thông tin và các cơ quan hữu trách của Việt Nam”...Cách đây vài ngày, Sở NNPTNT Lâm Đồng cho biết, hiện có khoảng 70 container chè thành phẩm của Việt Nam đang nằm chờ thông quan tại Đài Loan trước thông tin thất thiệt về vùng chè Lâm Đồng bị nhiễm chất dioxin. Trong số 70 container chờ thông quan này, có 4 container của Công ty TNHH Hà Linh - một trong những đơn vị 100% vốn của Đài Loan đứng chân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chuyên sản xuất và chế biến chè ô long xuất khẩu sang Đài Loan.
Bà Hà Thúy Linh - GĐ Công ty TNHH Hà Linh - cho biết: “Không chỉ phải chờ thông quan số hàng này tại Đài Loan mà một số khách hàng của công ty chúng tôi trên đất Đài Loan cũng quay sang “khất nợ” vì thông tin cho rằng vùng chè Lâm Đồng được trồng trên vùng đất bị phơi nhiễm chất độc dioxin”.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó GĐ Sở NNPTNT Lâm Đồng - cho biết, mới đây, trước tin đồn thất thiệt này, sở đã cùng với các cơ quan, ban ngành của tỉnh Lâm Đồng đã có một số buổi làm việc với Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Việt Nam để bàn về vấn đề liên quan đến một số cơ quan báo chí Đài Loan thông tin việc vùng nguyên liệu chè Lâm Đồng được trồng trên đất nhiễm chất độc dioxin.
Tại các buổi làm việc đó, ông Ta-Ling Wu - Phó Tổng hội trưởng Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Việt Nam - đề nghị chính quyền tỉnh Lâm Đồng cần có văn bản gửi các cơ quan hữu trách trong và ngoài nước để khẳng định vùng sản xuất chè tại Lâm Đồng (Việt Nam) không bị phơi nhiễm chất độc dioxin như nội dung báo cáo tác động môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.
Ông Lương Văn Ngự (Phó GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng) và ông Lê Văn Minh (GĐ Sở NNPTNT Lâm Đồng) cho biết đã tham mưu UBND tỉnh Lâm Đồng phương án bác bỏ tin đồn thất thiệt của báo chí Đài Loan.
Trước nguồn tin thất thiệt trên, ngày 6/11/2014, Chi hội Thương mại Đài Loan tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị xác nhận thông tin vùng đất Lâm Đồng không nằm trong vùng nhiễm độc dioxin. Ngày 19.11.2014, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn số 6251/UBND-NV do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên ký nêu rõ: Qua kiểm tra, xác minh, UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định tại Lâm Đồng chỉ có hai vùng đất với diện tích rất nhỏ trước đây Mỹ có rải chất độc da cam là vùng rừng nằm giáp ranh giữa huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) với tỉnh Bình Phước và vùng đất thuộc xã Gia Bắc, huyện Di Linh (Lâm Đồng) giáp với tỉnh Bình Thuận.
Cả hai vùng đất này từ trước đến nay là vùng rừng núi, không sản xuất nông nghiệp và cách xa các vùng nguyên liệu nông nghiệp của tỉnh hàng trăm kilômét, hoàn toàn không ảnh hưởng đến các vùng nguyên liệu. Văn bản của UBND tỉnh Lâm Đồng cũng nói rõ: Trên thực tế, trong hơn 30 năm qua, các doanh nghiệp của tỉnh Lâm Đồng đã sản xuất và xuất khẩu chè, càphê, rau, hoa và các sản phẩm nông nghiệp khác sang nhiều nước trên thế giới. Trong đó, mặt hàng chè đã xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc, Nhật, Indonesia, Malaysia, Singapore, châu Mỹ, các nước EU... Đây là những thị trường nổi tiếng là “khó tính” và khắt khe.
Trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường và các cơ sở khoa học khác, “UBND tỉnh Lâm Đồng có thể khẳng định rằng hàng hóa xuất khẩu của Lâm Đồng, đặc biệt là mặt hàng nông sản của Lâm Đồng, không bị nhiễm dư lượng của chất dioxin trong chiến tranh cũng như nhiễm bất cứ một dư lượng chất bảo vệ thực vật nào khác như các phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan đã phản ánh”.
UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và sẽ thông tin đến Văn phòng đại diện Kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc) và Văn phòng đại diện Kinh tế văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam để có phản hồi với các cơ quan truyền thông Đài Loan về các nội dung trên.
Theo Lao Động