Anh Nguyễn Bá Cừ đã có hơn 10 năm làm cà phê chồn và cũng hơn 10 năm anh tâm huyết với đứa con tinh thần này cho đến khi được nhận diện với tên gọi là Công ty Vina Civet Coffee ra đời cách đây chưa lâu. Không biết bao nhiêu mồ hôi đã đổ,ễnBaacuteCừvớigiấcmơcagravephecircchồtỷ số ligue 1 bao đêm trăn trở, anh đã kiên trì viết nên giấc mơ cà phê chồn không chỉ cho riêng mình mà còn cho các tổ hợp tác, hộ cá thể gây nuôi cầy vòi hương (chồn hương) ở các tỉnh, thành khu vực miền Đông Nam Bộ.
ĐỨNG LÊN TỪ THẤT BẠI
So với những dòng cà phê khác, cà phê chồn được tạo ra bởi một quy trình rất khác biệt và đặc biệt, đó là mỗi con cầy vòi hương là một “nhà máy mini” sản xuất ra loại cà phê đắt đỏ này. Vì vậy, gây nuôi và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe chồn hương là việc làm đòi hỏi nhiều tâm sức, kinh nghiệm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những năm đầu khởi nghiệp, anh Nguyễn Bá Cừ đã mất rất nhiều vốn liếng từ sự ra đi đột ngột của các cá thể chồn. Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp, anh Cừ chia sẻ: “Thời gian đó vất vả lắm, không hiểu nguyên nhân từ đâu mà chỉ trong 3 ngày, hàng chục cá thể chồn lăn ra chết sạch, bao nhiêu vốn liếng cũng đi theo”. Không nản lòng, anh Cừ kiên trì tìm nguyên nhân và đầu tư gây đàn mới.
Anh Nguyễn Bá Cừ với sản phẩm cà phê chồn do mình sản xuất - Ảnh: Phú Quý
Làm ra được cà phê chồn đã khó, khâu tiêu thụ, tìm thị trường cũng lắm gian nan. Anh Cừ phải mất 2 năm đi nhiều nơi để chứng minh chất lượng của dòng cà phê mình làm ra. Thậm chí anh còn dẫn đối tác đến giám sát ngay tại chỗ để chứng minh nguồn hàng là đúng từ những con chồn hương tạo ra. Nhờ đó, sản phẩm lấy được lòng tin của khách hàng. Với giá bán khá cao khoảng 4,5 triệu đồng/kg cà phê chồn, anh tập trung vào thị trường là khách du lịch nước ngoài khi đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Việt Nam.
MỞ RỘNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT
Dành hết tâm huyết nghiên cứu và tạo ra dòng cà phê chồn, anh Cừ đã mạnh dạn thành lập Công ty Vina Civet Coffee chuyên sản xuất và cung cấp sản phẩm mang thương hiệu cà phê chồn. Khi đã dần khẳng định được giá trị dòng cà phê mình làm ra, anh Cừ mở rộng quy mô chăn nuôi, sản xuất theo mô hình chuyển giao giống, kinh nghiệm cho các hộ chăn nuôi cá thể và công ty sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Hiện anh đã phát triển được hơn 1.000 cá thể cầy vòi hương được cấp phép gây nuôi trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, với sản lượng lên đến hơn 1.000kg nguyên liệu thu về mỗi năm. Sản phẩm làm ra chủ yếu được công ty phân phối tiểu ngạch cho khách nước ngoài như Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Những chú cầy vòi hương thưởng thức món ăn khoái khẩu. Ảnh nhân vật cung cấp
Nói về mô hình phát triển cà phê chồn của anh Cừ, ông Hoàng Phú Quốc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận Phú nhận định: “Đây là mô hình phát triển khá riêng biệt và cũng gặp nhiều khó khăn về đầu ra cho sản phẩm. Nhưng với sự nỗ lực và đam mê, kiên trì của anh Nguyễn Bá Cừ, Hội Nông dân xã cũng tạo mọi điều kiện về vay vốn để hỗ trợ nông dân trong quá trình phát triển sản xuất”.
Anh Makoto, một du khách đến từ Nhật Bản đã trực tiếp xem cách làm cà phê chồn của anh Nguyễn Bá Cừ
Đoàn khách đến từ Trung Quốc
Đoàn khách đến từ Ý
Giấc mơ về cà phê chồn anh Cừ ấp ủ hơn 10 năm trước nay đã có thành quả, nhưng chặng đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn. Và anh Nguyễn Bá Cừ vẫn chưa thôi nung nấu về việc phát triển ngày càng lớn mạnh dòng cà phê này ở Bình Phước nói riêng và Việt Nam nói chung: “Việt Nam chúng ta có đủ điều kiện để khẳng định chất lượng cà phê chồn của Việt Nam với cà phê chồn các nước khác trên thế giới. Tôi mong muốn một ngày nào đó khi người ta nhắc đến Việt Nam thì cũng sẽ biết và nhớ đến hương vị, thương hiệu cà phê chồn của người Việt”.