【ti so leeds】Sửa đổi Luật thuế bảo vệ môi trường: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
Tiếp tục thể chế hóa quan điểm,ửađổiLuậtthuếbảovệmôitrườngHướngtớimụctiêupháttriểnbềnvữti so leedschủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện chính sách tài chính về BVMT hướng tới phát triển bền vững, cũng như khắc phục những điểm tồn tại của Luật thuế BVMT hiện hành..”, đó là chia sẻ của ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính với phóng viên TBTCVN.
PV: Qua 5 năm triển khai thực hiện, Luật thuế BVMT đã phát huy được những mục tiêu, yêu cầu khi ban hành, như: Góp phần nâng cao trách nhiệm và nhận thức của xã hội đối với môi trường; thực hiện cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế về BVMT; động viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu để giải quyết vấn đề môi trường... Vậy nguyên nhân vì sao đến nay chúng ta tiếp tục sửa đổi Luật, thưa ông?
- Ông Phạm Đình Thi: Trong thời gian gần đây, bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi sâu sắc. Toàn cầu hóa đang là một xu thế, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều nước đã có những cải cách mạnh mẽ hệ thống chính sách thuế của mình theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ các sắc thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản thuế nhằm mục đích bảo vệ môi trường...), giảm dần tỷ trọng thuế trực thu, từ đó cải thiện môi trường kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư để đảm bảo nguồn thu và bền vững cho ngân sách quốc gia.
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng và phải thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế, để đảm bảo lợi ích quốc gia đồng thời chủ động ứng phó với diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới thì việc sử dụng các chính sách thuế nội địa, trong đó có chính sách thuế BVMT là một trong những công cụ tài chính hiệu quả và khả thi.
Tại Nghị quyết số 25/2016/QH14, Quốc hội đã đề ra một trong các mục tiêu cần thực hiện là: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế và cơ chế tài chính quốc gia; huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; từng bước cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước”; đồng thời, đưa ra một trong các giải pháp thực hiện là “điều chỉnh chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh phạm vi, đối tượng; rà soát, thu hẹp diện miễn, giảm thuế”.
Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng nêu rõ: “Tập trung cơ cấu lại nguồn thu; hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng tỷ trọng thu nội địa, bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu, khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, BVMT”.
Trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì nội dung cải cách thuế BVMT cũng được nêu rõ là: “Bổ sung đối tượng thu, điều chỉnh mức điều tiết nhằm góp phần hạn chế sử dụng những hàng hóa gây tác động xấu đến môi trường sinh thái”.
Chính vì vậy, ngày 14/2/2017, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật thuế BVMT (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 của Quốc hội.
Tại đề nghị xây dựng dự án Luật đã đề xuất sửa đổi nhiều nội dung của Luật thuế BVMT, trong đó có việc điều chỉnh khung thuế đối với một số hàng hóa.
PV: Hiện ngoài mặt hàng xăng dầu, một số hàng hóa khác cũng có những tác động nhất định tới môi trường như than, thép... Xin ông cho biết lý do nào để dự thảo này Bộ Tài chính chọn xăng dầu là mặt hàng điều chỉnh khung thuế BVMT?
- Ông Phạm Đình Thi: Thực tế cuộc sống đã chứng minh, nhiều hàng hóa khi sử dụng sẽ thải ra môi trường các loại chất thải ô nhiễm gây tác động xấu đến môi trường, thậm chí gây tác hại nghiêm trọng. Để giảm các tác động có hại đến môi trường và có nguồn lực để giải quyết vấn đề môi trường, hiện nay có một số chính sách thuế, phí, lệ phí thu vào việc sử dụng các hàng hóa này.
Luật thuế BVMT quy định 8 nhóm hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường thuộc đối tượng chịu thuế (thép không thuộc đối tượng chịu thuế BVMT). Qua đánh giá tổng thể khung thuế BVMT hiện hành, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh khung thuế của 3/8 nhóm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, gồm xăng dầu, túi ni lông thuộc diện chịu thuế, dung dịch hydro-chloro-fluoro-cacbon (HCFC).
Đối với 5 nhóm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế BVMT còn lại (trong đó có than đá), Bộ Tài chính không đề xuất điều chỉnh khung thuế do mức thuế cụ thể hiện hành đang được quy định bằng mức tối thiểu trong khung thuế.
PV: Việc điều chỉnh thuế BVMT có tác động như thế nào đến nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước (NSNN) để giải quyết vấn đề về môi trường, thưa ông?
- Ông Phạm Đình Thi: Theo quy định của Luật NSNN, thuế BVMT là khoản thu NSNN và được sử dụng khi thực hiện các nhiệm vụ chi theo Luật NSNN như chi đầu tư phát triển (chi đầu tư cho các dự án, chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp...), chi đảm bảo xã hội (bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định...). Trong việc chi cho đầu tư phát triển, nhiều dự án quan trọng có tác động trực tiếp đến BVMT như xử lý nước thải, xây dựng, nâng cấp đường giao thông...
Riêng đối với kinh phí sự nghiệp môi trường, Thông tư số 02/2017/TT-BTC quy định: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường không thấp hơn 1% tổng chi NSNN trong dự toán ngân sách hàng năm.
Theo Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg thì một trong các giải pháp thực hiện là tăng dần tỷ lệ chi thường xuyên từ NSNN cho BVMT, phấn đấu đạt 2% tổng chi ngân sách. Như vậy, hàng năm, NSNN vẫn bố trí riêng cho hoạt động sự nghiệp môi trường.
PV: Xin cảm ơn ông!
Đức Minh (Thực hiện)