Gia đình chị Bùi Thị Mai ở thôn 4,ờvốkinh nghiệm cá độ bóng đá xã Thiện Hưng là một trong những hộ mới thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng CSXH. Chị Mai chia sẻ, trước đây gia đình rất khó khăn. Chồng mất sớm, một mình chị làm thuê quanh năm mà không đủ ăn, muốn đầu tư trồng trọt, chăn nuôi cũng không có vốn. “Biết hoàn cảnh gia đình tôi, năm 2013, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bù Đốp và UBND xã Thiện Hưng, Hội LHPN xã đã bình xét cho gia đình vay 30 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo" - chị Mai nói.
Chị Bùi Thị Mai (bên phải) giới thiệu về đàn dê được gây dựng từ nguồn vốn chính sách đã giúp gia đình chị thoát nghèo
Từ nguồn vốn được vay, chị Mai đầu tư mua 4 con dê sinh sản, 1 con heo giống. Nhờ chịu khó làm ăn, tích cực học hỏi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, năm 2018 sau khi trả hết vốn vay, gia đình chị Mai tiếp tục được vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ cận nghèo. Trên cơ sở các phương án làm ăn hiệu quả, đầu năm 2022, hộ chị Mai lại được vay thêm 80 triệu đồng từ nguồn vốn cho vay hộ mới thoát nghèo để tiếp tục nhân rộng chăn nuôi, trồng trọt. Với 1 ha cao su và 1 ha tiêu đang cho thu hoạch cùng chăn nuôi dê, bò, heo, mỗi năm gia đình chị thu về hơn 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bù Đốp phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng; bám sát các chỉ tiêu tín dụng, các khoản thu, chi; tiếp tục thực hiện công tác rà soát chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn để hỗ trợ các tổ hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Phó giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bù Đốp NGUYỄN ĐÌNH PHƯƠNG |
Chị Mai không giấu được niềm vui: “Khi được vay vốn tín dụng, tôi đã đầu tư trồng cao su, hồ tiêu kết hợp nuôi nhiều vật nuôi khác nhau để đề phòng và lấy ngắn nuôi dài. Để chăn nuôi, trồng trọt đạt hiệu quả, tôi linh hoạt áp dụng khoa học - kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình đi trước... Sau gần 10 năm chăm chỉ làm kinh tế, hiện gia đình tôi sắm được nhiều thiết bị sinh hoạt như xe gắn máy, tivi, tủ lạnh…, các con được học hành đầy đủ và đã xây được căn nhà kiên cố”.
Tính đến nay, tổng dư nợ của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bù Đốp đạt trên 305 tỷ đồng, với 7.400 khách hàng vay, dư nợ bình quân 41 triệu đồng/khách hàng. Thời gian qua, hoạt động của phòng giao dịch ngày càng ổn định, chất lượng tín dụng đạt 90 điểm, xếp loại tốt; chất lượng hoạt động tín dụng cấp xã, thị trấn xếp loại tốt, không có đơn vị khá, yếu.
Hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Bù Đốp đã có bước phát triển mạnh mẽ về nguồn vốn cũng như hiệu quả sử dụng. Không chỉ chị Mai mà nhiều gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ khó khăn khác cũng như đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đã và đang tiếp cận được vốn vay ưu đãi, tạo tiền đề cho phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.