【tlbd c1】Doanh nghiệp nhận trợ lực từ chính quyền địa phương: Hai bên cùng thắng!
Thêm động lực phát triển từ niềm tin của doanh nghiệp với chính quyền tỉnh | |
Xuất khẩu của TPHCM và nhiều địa phương chủ lực giảm mạnh | |
Để các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp đi đúng hướng |
Chương trình Cà phê Doanh nhân tại tỉnh Bắc Giang quý 2/2022 kết nối các lãnh đạo tỉnh và các doanh nhân thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh tại địa phương. Ảnh: S.T |
Tại Hà Nội, cộng đồng doanh nghiệp đã liên tục phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tạo nên 45% GRDP, đóng góp trên 30% ngân sách cho Thành phố. Có được điều này, theo TS. Mạc Quốc Anh, Phó chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, là nhờ vào việc Hà Nội tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư với các giải pháp hỗ trợ sản xuất, kinh doanh như thực hiện đầy đủ các chính sách mới ban hành của Chính phủ về miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí; hỗ trợ lãi suất cho vay; ban hành kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020-2025…
Thực tế, công tác hỗ trợ doanh nghiệp đã và đang được lan tỏa khắp cả nước, nhiều tỉnh, thành từ trung ương đến địa phương, từ Nam ra đến Bắc đều đã đưa ra những giải pháp sáng tạo về cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh, giúp công tác hỗ trợ doanh nghiệp được hiệu quả, thực chất.
Giữ vị trí quán quân 6 năm liền theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh luôn tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, công khai, minh bạch, cạnh tranh công bằng, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, đặc biệt là đất đai, lao động giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, tỉnh đã kiên trì thực hiện mô hình tổ chức không gian phát triển "một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực", mở ra nhiều cơ hội cho người dân và doanh nghiệp trong việc phát triển kinh tế thương mại, du lịch dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp, kinh tế biển.
Còn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chia sẻ, tỉnh xác định doanh nghiệp cũng như những người bạn, những người thân, luôn tạo môi trường thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, bất cứ khi nào doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ được tháo gỡ.
Vì thế, các doanh nghiệp tại địa phương này đánh giá rất cao các mô hình “Ngày thứ Năm không chờ” (chọn những thủ tục hành chính đơn giản, giải quyết ngay trong ngày, thời gian giải quyết từ 30 phút đến 60 phút hoặc nửa buổi), “Ngày thứ Bảy lắng nghe dân nói” (tổ chức đối thoại với công dân để kịp thời tiếp nhận và giải quyết kiến nghị) và “Ký số bản đồ khổ lớn” (tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi sử dụng Dịch vụ công trực tuyến). Hàng ngày, chính quyền tỉnh còn dành dành thời gian từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30 để lắng nghe các doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn tức thì.
Tương tự, tỉnh Đồng Tháp cũng đưa ra nhiều cách làm hay thể hiện sự năng động và sáng tạo trong hoạt động cung cấp dịch vụ công, như triển khai mô hình “Không gian hành chính phục vụ” nhằm đẩy mạnh thực hiện chủ trương xây dựng chính quyền thân thiện, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp. Không gian này được thiết kế theo hướng thân thiện, gần gũi với người dân, doanh nghiệp với cách thức hoạt động gợi nhớ đến mô hình “Cà phê doanh nhân” rất thành công của tỉnh.
Tại Hải Phòng, chính quyền Thành phố đã thành lập và đưa vào vận hành Tổ công tác giải quyết trình tự, thủ tục của các dự án quan trọng trên địa bàn Thành phố và Tổ công tác giải quyết trình tự, thủ tục của các dự án phát triển du lịch nhằm kịp thời tháo gỡ toàn diện, triệt để các khó khăn, vướng mắc phát sinh, thúc đẩy tiến độ triển khai dự án của các nhà đầu tư. Theo kết quả PCI 2022, 89% doanh nghiệp tại Hải Phòng đánh giá “UBND tỉnh năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh” và 92% doanh nghiệp cho biết “các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp tại tỉnh.” Năm 2023, Thành phố “hoa phượng đỏ” bắt đầu triển khai mô hình “kết nối thủ tục cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện” nhằm tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư khi thực hiện các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện.
Theo đánh giá tại báo cáo PCI 2022, nhiều doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong quá trình phục hồi và tăng trưởng nhưng chính quyền trung ương và địa phương đã rất chủ động trong việc xây dựng khung khổ pháp lý và chính sách nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính gia tăng; gánh nặng chi phí thời gian thực hiện thủ tục hành chính và thanh kiểm tra tiếp tục xu hướng giảm; việc tiếp cận thông tin chính sách, pháp luật thuận lợi hơn.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, sự đồng hành, hỗ trợ của chính quyền các tỉnh, thành phố trên cả nước để hỗ trợ doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, các tỉnh, thành phố cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Một số lĩnh vực hành chính cần có sự quan tâm thúc đẩy cải cách trong thời gian tới, như thuế, đất đai, bảo hiểm xã hội, an toàn phòng chống cháy nổ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện, đồng thời cần tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận thông tin và giảm thiểu chi phí không chính thức cho các doanh nghiệp trong những năm tiếp theo.