Không chỉ Nà Sản,ốimởchoviệcsớmnângđờisânbayđịaphươtỷ số werder bremen mà một số sân bay khác cũng được đề xuất tự đầu tưnâng cấp, như sân bay Liên Khương (Lâm Đồng) |
Rõ điều kiện cần
Theo thông tin của Báo Đầu tư, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa có Công văn số 7388/BGTVT-ĐTCT gửi UBND tỉnh Sơn La liên quan đến Dự ánĐầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản theo phương thức PPP (Dự án Cảng hàng không Nà Sản).
Trong văn bản này, những điều kiện cần để UBND tỉnh Sơn La khởi động Dự án Cảng hàng không Nà Sản đã được cơ quan quản lý nhà nước về GTVT làm rõ.
Cụ thể, để triển khai Dự án, UBND tỉnh Sơn La cần bảo đảm các điều kiện tiên quyết, gồm Quy hoạch Hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc, Đề án Định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không, Quy hoạch điều chỉnh Cảng hàng không Nà Sản cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT, trong các điều kiện nói trên, có 2 nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ (Quy hoạch tổng thể về hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc và Đề án) và một nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GTVT (Quy hoạch điều chỉnh Cảng hàng không Nà Sản).
Được biết, Quy hoạch tổng thể về hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc và Đề án đã được Bộ GTVT trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt sau nhiều lần tiếp thu, hoàn thiện theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ; các bộ, ngành và địa phương liên quan. Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, Bộ GTVT sẽ tiến hành cập nhật, phê duyệt quy hoạch điều chỉnh Cảng hàng không Nà Sản.
Bên cạnh đó, để UBND tỉnh Sơn La có thể đứng ra lập dự án và kêu gọi nhà đầu tư đầu tư xây dựng sân bay Nà Sản theo hình thức PPP, thì cần đáp ứng thêm một điều kiện nữa.
Theo đó, khoản 1 Điều 48, Nghị định số 05/2021/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay quy định: “...doanh nghiệpcảng hàng không có trách nhiệm đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các công trình thiết yếu. Trường hợp doanh nghiệp cảng hàng không không có khả năng đầu tư theo kế hoạch phát triển cảng hàng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Bộ GTVT đề xuất, kêu gọi hình thức đầu tư phù hợp theo quy định của pháp luật”.
Một thuận lợi lớn đối với UBND tỉnh Sơn La là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV (đơn vị quản lý Cảng hàng không Nà Sản) đã báo cáo Bộ GTVT về rà soát, khả năng bố trí vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 đối với công trình thiết yếu tại các cảng hàng không do ACV đang quản lý khai thác, trong đó, đối với Dự án Cảng hàng không Nà Sản, ACV chưa có kế hoạch thực hiện đầu tư trong giai đoạn này và đề nghị Bộ GTVT xem xét đề xuất, kêu gọi hình thức đầu tư phù hợp theo quy định.
“Tuy nhiên, ngay cả khi ACV không đầu tư xây dựng, thì cũng cần phải điều chỉnh, sửa đổi quy định tại khoản 1, Điều 48, Nghị định số 05/2021/NĐ-CP để giao UBND tỉnh Sơn La đề xuất, kêu gọi đầu tư thay cho việc Bộ GTVT đề xuất. Việc thay đổi nội dung này thuộc thẩm quyền của Chính phủ”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.
Giảm phụ thuộc vào ACV
Trước đó, vào giữa tháng 3/2022, UBND tỉnh Sơn La đã có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT chấp thuận về chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không Nà Sản theo hình thức PPP, trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng và giao UBND tỉnh Sơn La làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện ngay trong giai đoạn 2020 - 2025.
Theo UBND tỉnh Sơn La, Cảng hàng không Nà Sản có vai trò quan trọng trong mạng sân bay chính của khu vực Tây Bắc, đồng thời là sân bay chính trong mạng sân bay quân sự quốc gia (sân bay tuyến số 2). Bên cạnh đó, Cảng hàng không Nà Sản còn được xác định là dự án động lực quan trọng, có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, nên cần được đầu tư sớm.
“Để đảm bảo tính khả thi, UBND tỉnh Sơn La sẽ cân đối, bố trí khoảng 300 tỷ đồng từ ngân sách địa phương để thúc đẩy công tác thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án”, ông Hoàng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La khẳng định.
Không chỉ Sơn La, một loạt địa phương có sân bay hiện do ACV quản lý cũng có nhu cầu tự triển khai đầu tư nâng cấp, mở rộng sớm, thay vì phụ thuộc vào kế hoạch đầu tư của chủ cảng hiện hữu.
Đầu tháng 7/2022, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ký công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xã hội hóa thu hút đầu tư dự án và điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Vinh.
Cụ thể, lãnh đạo tỉnh Nghệ An kiến nghị Thủ tướng đồng ý chủ trương xã hội hóa thu hút đầu tư Dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Vinh theo phương thức PPP và giao UBND tỉnh Nghệ An làm cơ quan có thẩm quyền để triển khai thực hiện.
Trong khi đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Liên Khương từ cấp 4D lên cấp 4E. Tổng mức đầu tư Dự án khoảng 4.328 tỷ đồng, do nhà đầu tư tự huy động, với thời gian thực hiện từ năm 2023 đến 2026.
“Chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, cam kết đầu tư của một số doanh nghiệp bất động sảnvà tài chínhlớn trong nước và sẽ triển khai ngay sau khi được Chính phủ chấp thuận”, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nói.