Bộ Tài chính vừa có công văn tiếp tục gửi xin ý kiến các bộ,ữnguyênthuếnhậpkhẩuôtôchỗtrởxuốkết quả ecuador hôm nay ngành về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Trong đó, trước kiến nghị giảm thuế MFN (thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường) nhóm các mặt hàng công nghiệp xuống bằng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thấp nhất dành cho các nước khác của Đại sứ quán Mỹ, Bộ Tài chính cho biết, nhóm hàng công nghiệp có xe ô tô chở người thuộc nhóm 87.03 Bộ dự kiến không thay đổi thuế suất.
Đối với mặt hàng ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống thuộc nhóm 87.03: Mã hàng 8703.23.63 ô tô loại khác (kể cả ô tô chở người có khoang chở hành lý chung và ô tô thể thao, nhưng không kể ô tô van), loại bốn bánh chủ động có dung tích xi lanh trên 2000 cc nhưng không quá 2500cc hiện có mức thuế suất ưu đãi MFN là 70%, bằng mức cam kết trần WTO. Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt ATIGA (Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN) là 0%. Thuế suất theo Hiệp định CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba lần lượt là 70%; 70%; 63,6%. Đây là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 50%.
Mã hàng này, theo Bộ Tài chính, kim ngạch nhập khẩu (KNNK) năm 2018 là 818 xe, trị giá đạt 19,7 triệu USD, chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ (578 xe trị giá đạt 17,3 triệu USD, chiếm 87% tổng KNNK); Nhật Bản (128 xe, trị giá đạt 2,3 triệu USD), Thái Lan (107 xe, trị giá đạt 2,6 triệu USD). KNNK chịu thuế MFN là 17 triệu USD (86,2%).
Đối với mã hàng 8703.24.51: Ô tô loại khác (kể cả ô tô chở người có khoang chở hành lý chung và ô tô thể thao, nhưng không kể ô tô van), loại bốn bánh chủ động có dung tích xi lanh trên 3.000 cc, hiện nay thuế suất ưu đãi MFN là 47%, bằng mức cam kết trần WTO, không cam kết với VJFTA (Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản), AJFTA (Hiệp định thương mại ASEAN – Nhật Bản). Cam kết trong CPTPP là 52% giảm về 45% vào năm thứ 5, 36% năm thứ 6, 30% năm thứ 7. Mặt hàng này chịu thuế TTĐB từ 90% đến 150% tùy dung tích xi lanh.
Theo Bộ Tài chính, KNNK đối với mã hàng này năm 2018 là 485 xe, trị giá đạt 29 triệu USD, nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản (381 xe, trị giá đạt 21,7 triệu USD, chiếm 75%), Mỹ (44 xe, trị giá đạt 2,5 triệu USD, chiếm 9%). KNNK chịu thuế MFN là 28,4 triệu USD (98%).
Mã hàng 8703.23.57: Ô tô kiểu Sedan dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc, hiện có mức thuế suất ưu đãi MFN là 70%, bằng mức cam kết trần WTO. Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt ATIGA là 0%, thuế suất theo CPTPP năm 1,2,3 là 70%, 70%, 63,6%. Mặt hàng này không cam kết trong VJFTA. Đây là mặt hàng chịu thuế TTĐB là 50%.
Bộ Tài chính cho biết, KNNK năm 2018 đối với mã hàng này là 453 xe, trị giá đạt 11,8 triệu USD, chủ yếu từ Thái Lan (420 xe, trị giá đạt 10,9 triệu USD), Nhật Bản (32 xe, trị giá đạt 0,9 triệu USD). Nhập khẩu từ Mỹ chỉ có 1 xe, trị giá đạt 24,7 ngàn USD. KNNK chịu thuế MFN là 961 nghìn USD (8,1%).
Trên cơ sở rà soát cam kết trong WTO và CPTPP nêu trên, thì thuế suất MFN so với cam kết CPTPP là bằng hoặc thấp hơn. Mặt khác nhóm xe từ 9 chỗ trở xuống là chủng loại xe trong nước có tỷ lệ tăng trưởng sản xuất lắp ráp tốt và cũng là loại có KNNK ngày càng tăng, trong khi KNNK từ Mỹ không nhiều. Do đó, nếu Việt Nam giảm thuế suất MFN thì các nước khác đang áp dụng thuế suất MFN cũng được hưởng ưu đãi.
Vì vậy Bộ Tài chính dự kiến giữ nguyên thuế suất các mã hàng ô tô nguyên chiếc thuộc các mã nêu trên và đề nghị Hội đồng Hoa Kỳ đưa các mặt hàng ô tô nêu trên vào diện mặt hàng đàm phán cụ thể khi Việt Nam - Hoa Kỳ đàm phán song phương./.
Minh Anh