Việc trẻ em phải tham gia lao động sớm,ừagiảmthiểulaođộngtrẻsoi kèo real madrid vs dù nguyên nhân gì đều có những nguy cơ rủi ro về thể chất, ảnh hưởng học tập, phát triển trí tuệ của các em và chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Do đó, nỗ lực phòng ngừa để giảm thiểu lao động sớm ở trẻ em là vấn đề được đặt ra.
Các ngành, các cấp đã tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em được học tập, phát triển toàn diện, góp phần phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. (Ảnh minh họa)
Theo Luật Trẻ em năm 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi. Theo Bộ luật Lao động năm 2019, lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi. Như vậy, lao động trẻ em được hiểu là việc trẻ em và người chưa thành niên làm các công việc trái quy định pháp luật về lao động, cản trở hoặc tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất, trí tuệ nhân cách của trẻ em.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã thông qua Công ước số 138 về tuổi lao động tối thiểu và Công ước số 182 về xóa bỏ mọi hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Nội dung của hai công ước này đã được chuyển hóa vào nhiều điều khoản của Luật Trẻ em năm 2016, Bộ luật Lao động 2019 và một số văn bản hướng dẫn thi hành hai luật này của Việt Nam. Dựa trên hai công ước của ILO và các quy định có liên quan trong các văn bản pháp luật đã nêu của Việt Nam, có thể nhận dạng trẻ em và người chưa thành niên được coi là lao động trẻ em nếu rơi vào một trong các bối cảnh bất kỳ sau đây.
Cụ thể, trẻ dưới 13 tuổi không được làm quá 4 giờ mỗi ngày, 20 giờ mỗi tuần. Trẻ từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi không được làm quá 4 giờ mỗi ngày, 20 giờ mỗi tuần và không làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi không được làm quá 8 giờ mỗi ngày, 40 giờ mỗi tuần và chỉ được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Thông tư số 09 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên (Thông tư số 09). Cụ thể, người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ với những nghề, gồm: biểu diễn nghệ thuật; vận động viên thể thao; viết văn, viết báo; lập trình phần mềm; các nghề truyền thống: dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy; đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên… Ngoài ra, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm những nghề này vào ban đêm gồm biểu diễn nghệ thuật; vận động viên thể thao.
Trẻ dưới 13 tuổi sẽ bị xem là lao động trẻ em nếu làm bất kỳ công việc nào khác ngoài những công việc được quy định tại Thông tư số 09. Theo đó, người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh.
Trẻ từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi chỉ được làm những công việc nhẹ này gồm biểu diễn nghệ thuật; vận động viên thể thao; lập trình phần mềm; các nghề truyền thống; các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian; đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên…
Người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi sẽ bị xem là lao động trẻ em nếu làm những công việc này: mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác; sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; thu gom bã thải sản xuất cồn công nghiệp; mò vớt gỗ chìm, cánh kéo gỗ trong âu, triền đưa gỗ lên bờ; trực tiếp nuôi, huấn luyện thú dữ hoặc động vật có nọc độc; tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có trong môi trường lao động nằm ngoài giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động, bao gồm: điện từ trường, rung, ồn, nhiệt độ, bụi silic, bụi không chứa silic, bụi bông, bụi amiăng, bụi than, bụi tale; các loại chất, tia phóng xạ; bức xạ bởi tia X, các chất độc hại và các tia có hại khác…
Lao động trẻ em có thể giúp trẻ và gia đình giải quyết một số nhu cầu cấp thiết trước mắt, nhưng sẽ để lại những tác hại to lớn và lâu dài. Do đó, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là chính sách nhất quán từ trước đến nay của Nhà nước. Thời gian qua, việc phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật. Ngoài ra, còn lồng ghép vào nhiều chương trình, kế hoạch hành động cấp quốc gia. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 782/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Tại Hậu Giang, UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, với mục đích thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả các hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trên địa bàn tỉnh; trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái với quy định pháp luật được phát hiện, can thiệp, hỗ trợ kịp thời để hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển…
BÍCH CHÂU tổng hợp