【bang xep hang nu mexico】Tự hào những người lính
BP - Trong chuyến về nguồn thăm lại chiến trường xưa,ựhagraveonhữngngườbang xep hang nu mexico tôi có dịp gặp lại người hàng xóm ngoài quê sau nhiều năm xa cách. Ngày trước lúc rời quân ngũ, khi tôi chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học thì anh cũng bắt đầu con đường kinh doanh. Nay anh đã là một doanh nhân với 2 cơ sở sản xuất, tạo việc làm cho nhiều cặp vợ chồng trẻ ở quê. Gặp tôi, anh vỗ vai cười: “Con bé này, anh chỉ mong thằng Nhị sau này cũng mài chữ như em”.
Hai anh em vào quán cà phê nhỏ chờ mưa tạnh trước khi về thăm lại những nơi cùng đồng đội từng chiến đấu. Cơn mưa không lớn nhưng dày hạt thấm lên dãy cây phía bên kia đường đưa chúng tôi xuôi theo dòng tâm trạng của anh. Anh nói, ngày trước anh băng rừng để được làm bộ đội. Nhưng bạn anh chiến đấu ở vùng biên giới phía Bắc còn oai hùng hơn nhiều. Nó vào bản mua lương thực của dân cho bộ đội và khi ra về không mất một đồng, theo sau là xe bò đầy rau, củ và gạo. Hóa ra, vừa vào đến nhà già làng thấy ông đan rá cho đồng bào, nó nhanh miệng chào và ngồi ngay xuống đan cùng. Từng ngón tay thô ráp thoăn thoắt luồn sợi tre, sợi mây khiến già làng chưa kịp điều tra nó có đúng là bộ đội đi mua lương thực nuôi quân hay không, cứ tròn mắt nhìn. Lúc ngồi đan cạnh nhau rồi không biết tự lúc nào cả hai mải miết nói chuyện quân, chuyện dân bản tới làm ruộng, rẫy. Khi quá trưa, đến lúc hỏi già mua lương thực thì đã được ông chuẩn bị đầy đủ.
Anh nói: “Không phải từng là người lính mà anh khen nhưng nó tuyệt lắm. Sau xuất ngũ về nó vừa đi làm bảo vệ vừa là nhân viên tư vấn kỹ thuật của một công ty chuyên về tàu thủy, rồi loáng cái đã có công ty riêng, giờ đã là tổng giám đốc. Tuy quyền cao chức trọng nhưng lối sống của nó giản dị hết mực. Anh tâm niệm rồi, học theo nó sẽ khó lắm nhưng cứ nhớ cách sống điềm tĩnh, vì tương lai cả những người không quen biết mà làm”. Tôi nắm tay anh mà thêm ngưỡng mộ bởi anh đang nuôi sống rất nhiều gia đình trong làng, anh là “con trai” của những người mẹ già, neo cơm ở quê tôi!
Người dân quê tôi ngày trước lam lũ, nghèo lắm. Trong gần 200 nóc nhà chỉ toàn những người quanh năm tay lấm chân bùn. Những người lính hy sinh sức trẻ, một phần thân thể về quê hương trở thành “ánh sáng” trong cuộc sống của mọi nhà. Cha mẹ chúng tôi thường dạy: “Nhìn thầy Chín tuy để lại bàn tay phải ngoài chiến trường vẫn trở thành giáo viên dạy Toán giỏi cấp tỉnh. Nhìn chú Lan cụt một chân, hỏng một mắt vẫn tựa nạng cuốc đất trồng rừng xanh um... Các con có sức khỏe, sức trẻ sao không chịu làm?”. Và cứ đến lễ, tết, những cựu chiến binh trong làng lại góp tiền mua quà tặng người nghèo, gia đình neo đơn để họ đón tết ấm áp hơn.
Nay người còn, người mất nhưng truyền thống giúp đỡ người nghèo, người khó khăn, neo đơn của những người lính năm xưa vẫn được duy trì. Từ sức “truyền lửa” của anh, hy vọng sẽ có nhiều thế hệ nối tiếp phát huy, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu mạnh.
Cẩm Thơ