Hàng ngoại nhập không có nhãn phụ bán tràn lan
Hiện nay,ềuhànghóanhậpkhẩulưuthôngtrênthịtrườngvẫncònviphạmquyđịnhvềnhãnphụkqbđ laliga hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ nước ngoài đang khá phổ biến trên thị trường từ kênh bán hàng truyền thống đến kênh online. Bên cạnh hàng chính hãng thì cũng có những nơi bán hàng ngoại nhập không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, trên bao bì sản phẩm không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Trong khi đó, theo quy định, hàng nhập khẩu phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt cung cấp thông tin sản phẩm nhập khẩu, thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng...
Bà Quách Thị Thúy Nga - Chủ cửa hàng Bo’s Mart (77 Hoàng Văn Thụ, thành phố Pleiku) chia sẻ, hiện nay, hàng hóa tại cửa hàng có khoảng 50% được nhập khẩu, chủ yếu là bánh kẹo của Nhật Bản, Thái Lan. Những năm trước, hàng ngoại nhập đa phần từ thành phố Hồ Chí Minh về. Còn bây giờ, cửa hàng nhập ngay tại Gia Lai vì sẵn nhà phân phối. Hàng hóa nhập khẩu rất đa dạng với những thương hiệu nổi tiếng. Việc kiểm soát tem nhập khẩu, nhãn phụ trên hàng nhập khẩu cũng dễ dàng hơn nên hạn chế đến mức thấp nhất các thiếu sót.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều kênh nhập hàng, trong đó không loại trừ việc nhập hàng “chui” để có giá bán cạnh tranh hơn. Việc người bán tự in nhãn phụ để dán lên sản phẩm nhằm gian lận cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, một số người bán cho rằng, với xu hướng tiêu dùng hiện nay, người dùng rất ưa chuộng hàng nội địa xách tay nên việc sản phẩm có đầy đủ nhãn phụ hay không cũng không được quan tâm nhiều như trước.
Với tâm lý ưa chuộng hàng ngoại nhập, nhất là loại hàng hóa được sản xuất phục vụ thị trường nội địa của Nhật Bản nên chị Nguyễn Thị Mi (tổ 3, phường Yên Thế, thành phố Pleiku) thường xuyên tìm mua những loại bánh kẹo và thực phẩm bồi bổ sức khỏe có nguồn gốc từ nước này.
Chị Mi chia sẻ: “Bên cạnh mua hàng tại cửa hàng uy tín, tôi cũng có thói quen mua trên các fanpage, webiste chính hãng bán hàng ngoại nhập qua lời giới thiệu và trải nghiệm mua sắm của những người quen. Hàng nhập khẩu thì có hóa đơn, nhãn phụ đầy đủ. Còn hàng nội địa xách tay thường trên bao bì chỉ toàn tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ nên không biết công dụng và cách dùng ra sao. Vì vậy, tôi chỉ mua ở các địa chỉ bán hàng uy tín để tránh việc bị trà trộn hàng giả, hàng kém chất lượng”.
Hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Ảnh: báo Gia Lai
Ông Đinh Văn Hà - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai cho biết, theo quy định, nhãn hàng hóa, nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.
Tuy nhiên, nếu sản phẩm không có nhãn phụ thì cũng chưa thể khẳng định đó có phải là hàng nhập lậu hay không. Vì theo ông Hà, hàng hóa nhập lậu gồm hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại khi làm thủ tục hải quan.
Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Thực tế hiện nay, nhiều hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường vẫn còn vi phạm quy định về nhãn phụ. Một số cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng việc chỉ bán sản phẩm nhập khẩu có ghi nhãn phụ bằng tiếng Việt. Vì vậy, lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra về nhãn phụ. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân mua bán sản phẩm của nước ngoài mà không có nhãn phụ theo quy định sẽ bị xử phạt tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm. Việc ghi nhãn hàng hóa sẽ giúp cơ quan quản lý, ngành chức năng dễ kiểm tra, kiểm soát, đồng thời giúp người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn sản phẩm.
Quy định về nhãn hàng hóa
Căn cứ tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều tại nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa quy định: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc".
Nghị định cũng quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này".
Như vậy, theo quy định này, các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu và các tổ chức, cá nhân khi bày bán, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải chấp hành đúng quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu.
Cũng tại Nghị định 126/2021/NĐ-CP, trường hợp cá nhân, tổ chức buôn bán hàng hóa là hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam là vi phạm quy định. Tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm, mức tiền xử phạt được quy định tại khoản 2 Điều này (mức phạt áp dụng đối với tổ chức; cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa). Cụ thể, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định này trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: Lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng.
Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa; buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật.
An Dương (T/h)