Thận trọng với rủi ro nợ xấu và bảo đảm an toàn vốn | |
Sửa Thông tư 03: Kéo dài thời gian cơ cấu nợ,êmthờigiangiãnnợcơcấunợcógiúpngânhàngvơinỗilonợxấbd trực tiếp hôm nay không giãn trích lập dự phòng | |
Đề xuất kéo dài thời gian cơ cấu nợ, tạm hoãn trả nợ cho khách hàng ở vùng phong tỏa |
Nợ xấu tại các ngân hàng có nguy cơ dềnh lên do ảnh hưởng của dịch bệnh. Ảnh: ST |
Từ ngày 17/7/2021, 19 tỉnh, thành phố phía Nam phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, khiến hàng loạt khách hàng không có doanh thu, thu nhập, khả năng trả nợ suy giảm, song ngân hàng lại không thể cơ cấu nợ. Bởi theo quy định tại Thông tư 03/2021/TT-NHNN của NHNN, những khách hàng được giải ngân sau ngày 30/6/2020 không được cơ cấu nợ, và nguy cơ chuyển nợ thành nợ xấu rất cao.
Tại báo cáo do Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam công bố mới đây, đưa ra cảnh báo ngành ngân hàng cần thận trọng vì tác động của Covid-19 chưa được phản ánh hết trên sổ sách do chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Bên cạnh đó, con số bình quân có thể che đi các vấn đề mà mỗi ngân hàng đang phải đối mặt.
Báo cáo của WB nhận định, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP đạt mức 136% năm 2019, tăng mạnh lên 146% tính đến cuối năm 2020 làm gia tăng nguy cơ cho các ngân hàng, do quan hệ với những ngành kinh tế bị ảnh hưởng như du lịch, hàng không, và có thể cả bất động sản. Điều này được minh chứng là chất lượng khoản vay bắt đầu có dấu hiệu xấu đi ở một số ngân hàng.
Tại tờ trình báo cáo Chính phủ, NHNN dự báo đến cuối tháng 12/2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ở mức 2-3%; tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của toàn hệ thống ở mức 4-4,5%.
Nếu tính thêm các khoản nợ không chuyển nợ xấu do được cơ cấu thời hạn trả nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, đến cuối tháng 12/2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng sẽ ở mức gần 5%.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) thống kê, từ ngày 10/6/2021 đến đầu tháng 8/2021, có hơn 600 nghìn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng trên tổng dư nợ thực tế là hơn 1,19 triệu tỷ đồng. Như vậy, ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 là rất lớn. Hệ quả của đại dịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức tín dụng và cộng đồng doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả xử lý nợ xấu.
Nói về vấn đề này, lãnh đạo VietinBank cho biết, dư nợ khách hàng được cơ cấu lại tại ngân hàng này là rất lớn và chưa dừng lại. Theo Thông tư 03, năm 2021, VietinBank phải trích lập dự phòng rủi ro 30% cho số nợ cơ cấu này, khiến kết quả kinh doanh năm nay sẽ bị ảnh hưởng.
Hiện NHNN đã công bố dự thảo sửa đổi Thông tư 03 theo hướng khách hàng sẽ được cơ cấu nợ với dư nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021, thời hạn cơ cấu nợ được kéo dài đến ngày 30/6/2022.
Theo NHNN, việc kéo dài như trên sẽ hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng vì dịch bệnh. Khách hàng có thêm 6 tháng để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Thời hạn được kéo dài dựa trên căn cứ về kế hoạch tiêm chủng của Bộ Y tế và kế hoạch kiểm soát dịch bệnh tại Nghị quyết 86.
Ông Phạm Như Ánh, Thành viên Ban điều hành MB cho rằng, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 diễn ra trên diện rộng, đã ảnh hưởng đến cả các khách hàng được thực hiện và chưa thực hiện cơ cấu nợ theo Thông tư 03. Chuỗi sản xuất của một số ngành, lĩnh vực đang tạm thời bị gián đoạn, đặc biệt là những lĩnh vực như du lịch hay các lĩnh vực sản xuất có nhiều người lao động bị mắc Covid-19.
Do đó, theo ông Ánh, việc giãn thời gian trả nợ gốc và lãi theo dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 03 của NHNN là cần thiết và phù hợp, nhằm giúp cho nhiều chủ thể phục hồi sản xuất, quay vòng vốn để từ đó, phù hợp với thời hạn của các khoản vay cũ và mới mà khách hàng cần thanh toán khi đến hạn.
Hiện để thu hồi nợ xấu, nhiều ngân hàng đã liên tục thông báo đấu giá tài sản đảm bảo của khách vay, phổ biến là bất động sản, máy móc thiết bị, nhà xưởng, ô tô... nhưng cũng chưa thể xử lý được hết. Nên liên quan đến việc đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu, các chuyên gia cho rằng, cần tháo gỡ những vướng mắc hiện nay liên quan tới việc thẩm định giá tài sản đảm bảo, bởi 65% tài sản đảm bảo vẫn là bất động sản.
Cùng với đó, VNBA nhận định, chắc chắn trong tương lai nợ xấu sẽ tăng rất cao, các tổ chức tín dụng ngày càng khó khăn kể cả khó khăn về thanh khoản…
Vì thế, VNBA kiến nghị Chính phủ ban hành một Nghị quyết riêng về việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. NHNN sẽ căn cứ vào Nghị quyết này để ban hành thông tư liên quan đến các khoản nợ tiềm ẩn nợ xấu trong tương lai, còn lại các nội dung khác để các tổ chức tín dụng tự quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.