【tigres đấu với león】Gỡ “nút thắt” Nghị định 109 cho doanh nghiệp gạo

go nut that nghi dinh 109 cho doanh nghiep gao

Ảnh minh họa.

Mặc dù Bộ Công Thương đã bỏ Quyết định số 6139/QĐ-BCT quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp,ỡnútthắtNghịđịnhchodoanhnghiệpgạtigres đấu với león tuy nhiên, những điều kiện trong Nghị định 109/2010/NĐ-CP vẫn đang là rào cản mà doanh nghiệp cần được tháo gỡ.

Trao đổi bên lề với báo chí vào sáng ngày 6-1, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ và đưa vào nhiệm vụ của Bộ trong năm 2017 để xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 109 theo hướng tiếp thu và mở rộng cho doanh nghiệp, đặc biệt là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường và xem xét để sửa đổi cho đồng bộ.

“Sẽ có điều chỉnh về khung pháp lý và thể chế cho việc hội nhập sâu và hiệu quả với thị trường thế giới, nhất là trong bối cảnh thị trường gạo thế giới đang ngày càng khó khăn như hiện nay. Thị trường do người mua quyết định chứ không phải người bán và cả tình trạng mất cân đối cung-cầu đang buộc chúng ta phải tính toán làm sao giải phóng lực lượng sản xuất, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo”, ông Tuấn Anh nói.

Hiện Bộ Công Thương đã ký báo cáo gửi Chính phủ để đăng ký trong chương trình công tác làm việc năm 2017 của Bộ. Trong nội bộ, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo để lập ban soạn thảo và tổ biên tập để sửa đổi Nghị định 109.

Nói về những giải pháp cụ thể trong năm 2017 sẽ được Bộ Công Thương thực hiện để đẩy mạnh việc xuất khẩu gạo, ông Trần Tuấn Anh cho biết, sẽ rà soát khuôn khổ pháp lý và thể chế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Việc làm này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác thị trường và khai thác các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để phục vụ cho việc mở rộng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo.

Mặt khác, diễn biến thị trường trong nước và thế giới đang phức tạp và do người mua quyết định nên cần tập trung nghiên cứu đánh giá thị trường để tìm ra những điểm mạnh và hạn chế của chúng ta trong việc cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu gạo khác và có những định hướng về thị trường tốt hơn.

Bên cạnh những giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, Bộ Công Thương cũng tập trung vào những giải pháp kỹ thuật như việc nghiên cứu xây dựng quy hoạch các vùng canh tác gạo với sản phẩm phù hợp cho từng thị trường, có biện pháp đảm bảo ổn định về chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh, nhất là giá thành sản phẩm để phù hợp với tính đặc thù của từng khu vực thị trường.

Ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Công tác xây dựng thương hiệu sẽ được Bộ Công Thương tiếp tục chú trọng trong năm nay để phù hợp với đặc thù từng thị trường và tính đến điều kiện sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nếu không có chất lượng chúng ta sẽ không phát triển được thương hiệu”.

Thêm vào đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT chủ động điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất gạo nhằm xác định đúng vị trí thế đứng của hạt gạo Việt Nam trên thị trường gạo thế giới. Việc này nhằm mục đích không tạo ra áp lực cho xuất khẩu gạo và dẫn đến việc không bền vững trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam.