La liga

【keonhacai5.com】Lễ hội Chém lợn ở Bắc Ninh: Vì sao phải bỏ?

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Nguồn gốc lễ hội chém lợn ở Bắc NinhTheo thông tin trên báo Tiền Phong, lễ keonhacai5.com

Nguồn gốc lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh

TheễhộiChémlợnởBắcNinhVìsaophảibỏkeonhacai5.como thông tin trên báo Tiền Phong, lễ hội chém lợn ở thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm, bắt nguồn từ truyền thuyết một vị tướng thời Lý tên là Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú và chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hàng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này.

Hai người được dân làng chọn từ rằm tháng 7 là những người khỏe mạnh, gia cảnh sung túc, tuổi đúng 50 để nuôi hai “cụ ỉn” làm lễ vật tế thánh. Lợn được rước từ nhà gia chủ ra sân đình từ chiều 5 Tết. Sáng mùng 6, đúng ngày hội chính, bà con trong làng sẽ thực hiện lễ rước lợn vòng quanh làng. Hai chú lợn thờ bị chém đứt đôi trước sự chứng kiến của nhiều người.

Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh đang trở thành tiêu điểm tranh cãi trong dư luận thời gian qua

Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh đang trở thành tiêu điểm tranh cãi trong dư luận thời gian qua. Ảnh Animal Asia

Theo phong tục cổ xưa của nhân dân xã Khắc Niệm, ý nghĩa sâu kín của lễ chém lợn tế thánh liên quan đến tín ngưỡng phồn thực: máu được đồng nhất với tia sét, với tia nắng... có khả năng làm thụ thai, làm cho sự sống sinh sôi. Tế thần bằng máu có nghĩa là cầu mong sức sống tràn trề cho tất cả mọi người trong làng.

Nét đẹp văn hóa hay sự tàn ác cần diệt trừ?

Trao đổi với báo VnExpress, ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ Phúc lợi Động vật, Tổ chức Động vật châu Á cho biết, lễ hội làng Ném Thượng gồm nhiều chương trình khác nhau, trong đó có những hội thi văn hóa như hát quan họ, thi cờ người, cờ tướng, thi nấu cơm chạy... là những nét đẹp nên được giữ gìn. Tổ chức Động vật châu Á chỉ đề nghị không tổ chức phần lễ chém lợn tàn bạo bởi nhận thấy những tác động tiêu cực của nó đối với vấn đề phúc lợi động vật cũng như các tác động tiêu cực đối với toàn xã hội.

Việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là trẻ em - đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng.

Trên thực tế, nhiều kết quả nghiên cứu thực hiện ở Mỹ cho thấy mối liên hệ giữa việc đối xử tàn ác với động vật và hành vi bạo lực ở người. Theo khảo sát thực hiện vào năm 1999 tại một nhà tù, trong tổng số 117 tù nhân, 63% tội phạm thuộc nhóm có xu hướng bạo lực từng có hành vi ngược đãi động vật so với tỷ lệ chỉ 11% ở nhóm không có xu hướng bạo lực.

Nét mặt sợ hãi của các em nhỏ khi chứng kiến lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh

Nét mặt sợ hãi của các em nhỏ khi chứng kiến lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh. Ảnh Animal Asia

Bên cạnh đó, lễ hội này còn gây ra sự chịu đựng, nỗi đau đớn không cần thiết cho động vật. Việc tiếp diễn lễ hội này gửi đi một thông điệp rằng động vật chỉ được coi như những đồ vật không đáng được tôn trọng, và liệu rằng việc giết những con vật theo một cách thức dã man để khởi đầu cho một năm mới có nên được tiếp tục?

Trước đó, vào năm 2013, Tổ chức Động vật châu Á từng gửi thư bày tỏ mối lo ngại và sự phản đối tới ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa; ông Nguyễn Văn Phong, Giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Bắc Ninh nhưng lễ hội vẫn diễn ra công khai và không hề thấy một hình thức hạn chế người tham dự nào.

Bên cạnh đó, ông Thanh cũng bày tỏ quan điểm về một số lễ hội khác ở Việt Nam như lễ đâm trâu, chọi trâu vào dịp đầu năm mới. Theo ông Thanh, văn hóa, truyền thống cũng thay đổi và tiến hóa theo thời gian. Những nét đẹp, những gì phù hợp với xu hướng, với xã hội mới thì sẽ được duy trì. Còn những thứ không còn phù hợp, những điều hủ tục nên thay đổi và loại bỏ. Ngoài ra lễ hội nào cũng phải gắn liền với bản sắc của địa phương và văn hoá của dân tộc để truyền bá tính nhân văn cho thế hệ sau.

Hành động đâm trâu, chém lợn hay bất kỳ lễ hội nào có lối đối xử tàn bạo đối với động vật có sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có cả trẻ em hoàn toàn trái ngược với bản chất truyền thống đạo lý của người Việt Nam và cũng không thể gọi là văn hoá sống của con người.

Người Việt Nam từ xa xưa tới nay luôn có truyền thống vị tha, nhân đạo và đó là truyền thống đẹp cần được phát huy. Những lễ hội sử dụng động vật như những công cụ, thay vì tôn trọng chúng như những sinh mệnh sống biết cảm nhận sự đau đớn và có khả năng nhận biết sự chịu đựng này - đang làm phai mờ đi truyền thống tốt đẹp đó của người Việt Nam.

Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh bị cho là một trong những lễ hội tàn ác nhất hiện có

Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh bị cho là một trong những lễ hội tàn ác nhất hiện có

Trên thế giới đã có nhiều lễ hội, hoạt động liên quan tới sự tàn sát, đối xử ngược đãi động vật bị lên án và đã phải chấm dứt. Điển hình như Ấn Độ mới đây đã ra lệnh cấm hiến tế động vật vì tính chất “độc ác” và “dã man” của tập tục này. Chính phủ Australia đã cấm xuất khẩu cừu và gia súc còn sống sang Ảrập Xê út trong giai đoạn 1991-2000 sau khi hàng trăm con bị chết vì nắng nóng khi trên đường di chuyển tới vịnh Ba Tư.

Ở Đan Mạch, Bộ trưởng Nông nghiệp đã ký một sắc lệnh cấm giết mổ gia súc phục vụ cho nghi lễ tôn giáo mà không gây mê chúng trước khi giết mổ. Lý do là: “Quyền của động vật còn quan trọng hơn các nghi lễ tôn giáo”.

Những hoạt động, lễ hội đối xử tàn ác với động vật thường bị chính người dân phản đối hoặc chính phủ nhận ra những tác động tiêu cực của chúng đối với xã hội và loại bỏ. Ngay trong xã hội Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều người phản đối lễ hội này và gần đây Tổ chức Động vật châu Á đã kêu gọi những người phản đối cùng ký vào kiến nghị nhằm chấm dứt lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh.

Minh Thùy

 

Hơn 32 người chết tại một lễ hội ở Ấn Độ do giẫm đạp lên nhau
copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap