【kèo bochum】Thép không gỉ: Thuế chống bán phá giá tăng, doanh nghiệp nói gì?
Ảnh hưởng nghiêm trọng
“Thực tế trong thời gian vừa qua, việc áp dụng thuế CBPG đối với mặt hàng thép không gỉ đã bảo vệ được một phần sản xuất trong nước. Đối với các công ty thương mại, việc NK thép không gỉ của họ không còn được như trước, nhưng đến nay Hiệp hội vẫn chưa nhận được phản ánh nào của DN thương mại kinh doanh mặt hàng này về việc tiếp tục áp thuế cũng như những thiệt hại, khó khăn của DN. Có thể hiểu là các DN vẫn điều chỉnh được việc kinh doanh của mình một cách hài hòa. Nếu có ý kiến của DN, Hiệp hội sẽ phản ánh lên các cơ quan Nhà nước xem xét. Tinh thần của Hiệp hội là ủng hộ bảo vệ sản xuất trong nước. Trong phòng vệ thương mại, nếu bảo vệ được lợi ích của nhóm DN này thì nhóm DN khác sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu biết điều chỉnh, hợp tác với nhau trong chuỗi phân phối trong nước thì DN vẫn có lợi”. Ông Hồ Nghĩa Dũng, |
Điều đáng nói, nếu so với mức thuế CBPG được áp từ 9-2014, chỉ duy nhất thuế CBPG thép không gỉ từ Malaysia giảm xuống, từ Đài Loan giữ nguyên với mức thuế CBPG từ 13-37%, còn thuế chống bán phá giá thép không gỉ NK từ Trung Quốc tăng mạnh, từ mức 4-7% lên 17,47-25,35%, Indonesia từ mức 3% lên 13,03%.
Theo ý kiến của nhiều DN, việc tiếp tục áp thuế CBPG, thậm chí tăng mức thuế áp giúp bảo vệ sản xuất thượng nguồn, ngược lại sẽ có những tác động tiêu cực, gây khó khăn cho các DN sản xuất hạ nguồn. Đại diện Phòng kinh doanh và phát triển của một DN thép tại TP.HCM cho biết, DN vừa nhận được báo giá của một số nhà cung cấp, theo đó có mặt hàng thuế NK tăng lên tới 25%. Theo đại diện DN này, việc tăng thuế sẽ ảnh hưởng đến những DN có đơn hàng đã báo giá từ trước. Sẽ rất khó khăn trong việc thương lượng lại với đối tác, đặc biệt là nếu hai bên đã ký kết hợp đồng. Nếu đối tác không chấp thuận DN vẫn phải tiến hành sản xuất, cung cấp sản phẩm theo đúng hợp đồng và việc bị lỗ là điều chắc chắn không tránh khỏi.
Ông Phạm Quốc Vũ, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Quốc tế Đại Dương cho rằng, mức thuế rất cao này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các công ty hạ nguồn sử dụng nguyên liệu thép không gỉ. Ông Vũ cho biết, sau kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5 vừa qua, giá nguyên liệu và các sản phẩm từ thép không gỉ như ống, nồi, xoong, mâm, thau, bàn ghế, hàng gia dụng đã tăng từ 10-15% sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1656/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội gồm các mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90.
“Chúng tôi cho rằng giá các sản phẩm từ thép không gỉ sẽ tiếp tục tăng thêm khi mức thuế mới chính thức áp dụng ngày 14-5-2016. Việc tăng giá này sẽ là gánh nặng cho các nhà sản xuất hạ nguồn và cả cho người tiêu dùng”, đại diện Công ty CP Quốc tế Đại Dương nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Đàm Quang Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà nhận định, khi mức thuế điều chỉnh tăng thì cơ hội NK nguyên liệu từ các quốc gia này sẽ bị hạn chế và có nguy cơ độc quyền bán ở trong nước. Điều này có thể dẫn đến mức giá nguyên liệu tăng lên và ảnh hưởng đến giá bán hàng hóa bị tăng và ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.
Cần rà soát kỹ lưỡng
Trên thực tế, vụ kiện CBPG thép không gỉ của hai DN gồm Công ty TNHH Posco VST và Công ty cổ phần Inox Hòa Bình từ năm 2014 đã nhận được sự phản đối mạnh mẽ của nhiều DN trong nước, đặc biệt là các DN sản xuất hạ nguồn. Việc áp thuế CBPG theo đó ít nhiều gây những tác động đến sản xuất kinh doanh của các DN.
Theo đại diện Công ty Sơn Hà, kết quả kinh doanh của Sơn Hà không bị ảnh hưởng đối với việc áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội từ 4 thị trường trên, nhưng có ảnh hưởng đến việc hạn chế nguồn mua của các DN sử dụng sản phẩm này tại trị trường trong nước. Sở dĩ Sơn Hà không bị ảnh hưởng, theo đại diện DN này, một phần là do bên cạnh việc sử dụng thép không gỉ cán nguội là đối tượng chịu thuế CBPG thì Sơn Hà còn sử dụng lượng lớn thép không gỉ cán nóng - không phải là đối tượng chịu thuế.
Trao đổi với Báo Hải quan, một DN chuyên NK, sản xuất các sản phẩm từ thép không gỉ cho biết, hiện nay nguồn mua trong nước của DN này vẫn chủ yếu là các sản phẩm của Công ty Posco hoặc NK từ Trung Quốc với giá cao do phải chịu thuế CBPG. Đại diện DN này cũng cho biết, có một số mặt hàng giá NK cao, DN không dám NK về dẫn đến nguồn hàng khó khăn, DN không có hàng để làm. Vị này cũng ví von bằng hình ảnh “nước lên thì bèo lên”, đầu vào tăng thì đầu ra tăng, đồng thời khẳng định “cuối cùng thì người dân phải chịu mức giá cao này”.
Kiến nghị về vấn đề này, ông Phạm Quốc Vũ cho rằng, Bộ Công Thương cần phải rà soát để đồng bộ mức thuế phù hợp cho ngành thép không gỉ. Theo tình trạng hiện nay, Việt Nam chủ yếu NK từ Trung Quốc từ nguyên liệu cho đến các sản phẩm làm từ thép không gỉ. Ông Phạm Quốc Vũ cho rằng, nếu mức thuế từ 17,47%-25,35% chỉ áp cho cuộn nguyên liệu thép không gỉ theo 9 mã HS trên thì vô hình trung sẽ đẩy các DN hạ nguồn sản xuất sản phẩm từ nguồn nguyên liệu này rơi vào thế thua ngay trên sân nhà. Lấy dẫn chứng sản phẩm ống trang trí, bàn ghế thép không gỉ và rất nhiều sản phẩm gia dụng khác hiện có mức thuế NK bằng 0 khi nhập từ Trung Quốc và Thái Lan, ông Vũ cho rằng, dễ hình dung trong tương lai thị trường Việt Nam sẽ tràn ngập các sản phẩm NK này trong khi các nhà máy sản xuất, gia công trong nước bị ngưng trệ do giá thành nguyên liệu đầu vào cao.
Xuất phát từ những khó khăn mà DN sản xuất hạ nguồn sẽ gặp phải cũng như tránh sự độc quyền khi thuế CBPG tăng cao, ông Đàm Quang Hùng kiến nghị các cơ quan chức năng nên rà soát kỹ lưỡng các số liệu sản lượng mà các đơn vị sản xuất trong nước đáp ứng được cũng như có kế hoạch giám sát giá bán của các đơn vị sản xuất trong nước tránh độc quyền nhóm bán.