【dự đoán napoli】Lâm Đồng: Đưa nông sản chất lượng cao chinh phục thị trường quốc tế

Thị trường đầu ra luôn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp,âmĐồngĐưanôngsảnchấtlượngcaochinhphụcthịtrườngquốctếdự đoán napoli không chỉ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mà ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng gặp khó khăn khi hướng tới các thị trường xuất khẩu cao cấp. Đặc biệt, với những thị trường yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe, việc đưa sản phẩm của Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng thâm nhập vào những thị trường này luôn là mục tiêu hàng đầu. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần nỗ lực rất lớn và sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan chức năng, nhất là với những mô hình kinh doanh truyền thống vốn gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận thị trường quốc tế.

Nông sản Lâm Đồng với chất lượng đạt chuẩn, ngày càng được ưa chuộng ở thị trường trong nước và quốc tế.

Hoa lan là một trong những sản phẩm cao cấp của nông nghiệp Lâm Đồng, được sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ để đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu. Doanh nghiệp trồng hoa lan phải tuân thủ các tiêu chí khắt khe từ phía nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị trường.

Rau Đà Lạt cũng là một sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Năm 2023, giá trị xuất khẩu rau Lâm Đồng đạt trên 74 triệu USD và trong năm 2024, sản lượng xuất khẩu rau, củ, quả ước đạt gần 28.000 tấn, với giá trị khoảng 94 triệu USD. Các sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu sang các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan và Trung Quốc, với một phần nhỏ vào thị trường châu Âu. Để đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường khó tính, nông dân Lâm Đồng đã áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ, giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã và khẳng định thương hiệu rau Đà Lạt.

Thực tế cho thấy, cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế ngày một thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nhờ vào các hoạt động kinh doanh xuyên biên giới, kinh doanh dựa trên các nền tảng công nghệ số. Nhờ đó, các doanh nghiệp địa phương có thêm các cơ hội tăng trưởng, đổi mới mô hình, phương thức kinh doanh, qua đó cải thiện hiệu quả hoạt động cả về doanh số và lợi nhuận. Nhưng, để đáp ứng hội nhập thị trường quốc tế, bên cạnh năng lực cung ứng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp Lâm Đồng còn phải đáp ứng các yêu cầu chứng chỉ, quy định về sản phẩm sạch, an toàn, có trách nhiệm với môi trường. Để đạt được các chứng chỉ này, các doanh nghiệp cần sự hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể đến từ các chuyên gia, các ngành chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước.

Theo đó, các doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần Nông sản Thực phẩm Lâm Đồng, Công ty TNHH Cordyceps, Công ty TNHH Trà Tằng Vĩnh An, Công ty TNHH Trà Phú Sỹ được hỗ trợ thông tin, phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường (Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại trong nước); hỗ trợ tư vấn xây dựng, áp dụng, hệ thống quản lý chất lượng và cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 22000.

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm từ sản xuất, chế biến kinh doanh. Tiêu chuẩn này bao gồm các lĩnh vực như sản xuất thức ăn gia súc, thực phẩm chức năng, chế biến nông sản, thuỷ sản, sản xuất đồ uống, dịch vụ kho vận, siêu thị, bán lẻ và sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm. ISO 22000 không chỉ đảm bảo sản xuất an toàn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc vượt qua các rào cản kỹ thuật và sản xuất trên các thị trường khó tính.

Các doanh nghiệp cam kết triển khai thực hiện các nội dung đề xuất hỗ trợ có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí đối ứng thực hiện các nội dung, hạng mục đảm bảo đạt các mục tiêu và hiệu quả trong việc hỗ trợ; phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý thực hiện hỗ trợ (Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng) để được thực hiện các hồ sơ, thủ tục hỗ trợ, nghiệm thu, thanh quyết toán kinh phí đúng quy định.

Theo kế hoạch vừa được phê duyệt, Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với trọng tâm là hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000. Trong đợt hỗ trợ lần này, có 4 doanh nghiệp gồm: Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Lâm Đồng, Công ty TNHH Cordyceps, Công ty TNHH trà Tằng Vĩnh An và Công ty TNHH Trà Phú Sỹ sẽ nhận được sự hỗ trợ trong phát triển thương hiệu, kết nối thương hiệu, kết nối thị trường và xúc tiến thương mại, đồng thời được tư vấn và cấp chứng nhận, hệ thống quản lý chất lượng.

Trong quá trình thực hiện hỗ trợ, các doanh nghiệp triển khai các nội dung tư vấn, chứng nhận phù hợp, tham gia xúc tiến thương mại tại các tỉnh/thành phố cần nắm bắt tình hình, khó khăn vướng mắc để kịp thời giải quyết hoặc kiến nghị cơ quan quản lý hỗ trợ các phương án khắc phục, giải quyết; đồng thời kiểm soát chặt chẽ sản phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn đăng ký hỗ trợ của các doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại sau khi được hỗ trợ để mở rộng quy mô kinh doanh, tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp.

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành nông nghiệp tại Lâm Đồng không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. Đây là bước đi chiến lược nhằm phát triển nông nghiệp bền vững và tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm địa phương. Hiện nay, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản của tỉnh ước đạt trên 500 triệu USD, chiếm hơn 51% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn nhỏ so với sản lượng nông sản được sản xuất hàng năm.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng và giữ vị thế là một trong 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới, việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm không chỉ giúp tỉnh gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững. 

Duy Trinh(t/h)