Ngoại Hạng Anh

【bong da ty le 88】Chế biến sâu là chìa khóa đưa trái cây Việt Nam ra thế giới

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Xuất khẩu cà phê vào châu Phi: Hấp dẫn nhưng đầy thách thứcĐến năm 2030, 60% giá trị xuất khẩu nông bong da ty le 88

Xuất khẩu cà phê vào châu Phi: Hấp dẫn nhưng đầy thách thức
Đến năm 2030,ếbiếnsâulàchìakhóađưatráicâyViệtNamrathếgiớbong da ty le 88 60% giá trị xuất khẩu nông sản chủ lực là sản phẩm chế biến
EU đưa ra 9 cảnh báo với rau quả xuất khẩu Việt Nam
Ông Đặng Phúc Nguyên
Ông Đặng Phúc Nguyên

Xin ông chia sẻ một số nét chính trong kết quả xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ đầu năm đến nay?

Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có chiều hướng sụt giảm. Trong tháng 7/2022, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt 256,6 triệu USD, giảm 1,2% so với tháng trước và giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.935,8 triệu USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ 7 tháng năm 2021.

Trong đó, thị trường Trung Quốc – nơi chiếm tới 60% thị phần rau quả xuất khẩu của Việt Nam, ghi nhận mức sụt giảm mạnh tới 34% đã tác động lớn tới kết quả xuất khẩu chung của ngành rau quả. Việc Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid” đã gây nhiều khó khăn cho các nước đưa hàng vào Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Còn với thị trường Mỹ, dù kết quả thống kê vẫn cho thấy sự tăng trưởng 23% về kim ngạch, nhưng trong chuyến khảo sát thị trường Mỹ mới đây, tôi thấy trái cây Việt Nam đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn với trái cây của các nước Nam Mỹ như Mexico, Peru, Ecuador… Với điều kiện địa lý ở rất gần, trái cây từ các nước này có chi phí vận chuyển, logistics tới Mỹ thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam, nên giá bán cũng cạnh tranh hơn đáng kể. Ví dụ như mít nguyên trái có giá chỉ khoảng 25.000 đồng/kg, chôm chôm khoảng 50.000 đồng/kg, dưa hấu khoảng 30.000/kg… chỉ tương đương với giá bán ở ngay tại thị trường Việt Nam. Hiện mỗi năm Mexico xuất khẩu trái cây sang Mỹ tới 7-8 tỷ USD.

Ghi nhận tại các siêu thị của Mỹ đều thấy trái cây Việt Nam xuất hiện rất hiếm hoi. Lạm phát tăng cao nên người dân Mỹ có xu hướng tiết kiệm, chuyển sang mua các sản phẩm giá rẻ. Điều này khiến cho hàng Việt Nam cạnh tranh khó khăn hơn. Những mặt hàng trước đây Việt Nam xuất khẩu khá nhiều như thanh long, chôm chôm, măng cụt, vải… đều vấp phải sự cạnh tranh lớn do chi phí tăng.

Dù xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc bị sụt giảm mạnh, nhưng tin vui là nhiều loại quả như sầu riêng, chanh dây đã được phép xuất khẩu chính ngạch. Liệu điều này có giúp vực dậy kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này, thưa ông?

Trước đây khi Trung Quốc chưa ký nghị định thư với Việt Nam, các DN Việt Nam xuất khẩu qua thị trường này phải đi đường tiểu ngạch với rất nhiều rủi ro do không có hợp đồng và không thể quảng bá cho trái cây Việt Nam. Phía Trung Quốc cũng không khuyến khích hình thức xuất khẩu này. Việc ùn ứ nông sản ở biên giới phía Bắc thời gian qua mà một thực tế rủi ro của hình thức xuất khẩu tiểu ngạch này.

Hiện nay, với việc có thể xuất khẩu chính ngạch, các DN có thể đẩy mạnh quảng bá cho trái cây Việt Nam trên các phương tiện truyền thông, việc mua bán cũng có hợp đồng rõ ràng, khi có xảy ra tranh chấp sẽ có cơ sở để khởi kiện… Bên cạnh đó, giá bán cho trái cây Việt Nam cũng sẽ cao hơn vì DN Việt Nam không phải thông qua nhiều thương lái mà có thể làm việc trực tiếp với các tập đoàn, siêu thị lớn của Trung Quốc. Điều này cũng tạo nền tảng để phát triển vùng nguyên liệu bền vững, hình thành các cơ sở đóng gói đạt chuẩn, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.

Khi DN xây dựng được thương hiệu, thương hiệu quốc gia cũng sẽ hình thành. Hiện mỗi năm, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sầu riêng đạt khoảng 150 triệu USD, trong khi đó, Thái Lan xuất khẩu sang Trung Quốc tới 3,5 tỷ USD. Điều này cho thấy cơ hội còn rất lớn và việc xuất khẩu chính ngạch chính là xúc tác cho việc nâng cao chất lượng, từ đó gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Vấn đề chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông sản nói chung và rau quả nói riêng xuất khẩu vào các thị trường khó tính đã được bàn tới rất nhiều, nhưng tại sao gần đây vẫn có những lô hàng bị trả về hoặc tiêu hủy do vướng dư lượng hóa chất?

Cách đây khoảng 1-2 năm khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU, nhiều DN và nhà sản xuất không nắm kỹ các quy định về chất lượng, trong đó có quy định về nồng độ dư lượng hóa chất. Trong khi mức dư lượng cho phép của EU là rất thấp, nên dù có được các thị trường khác như Mỹ chấp thuận, nhưng vẫn không đạt ở EU. Ngoài ra còn có tình trạng DN nhận đặt hàng 10 tấn, nhưng sản lượng trồng theo tiêu chuẩn chỉ đạt khoảng 8-9 tấn, nên DN mua thêm bên ngoài để đủ số lượng 10 tấn. Rủi ro là phần mua từ bên ngoài này không được kiểm soát tốt về quy trình canh tác, nên có thể bị vướng dư lượng, khi EU lấy mẫu kiểm tra lại trúng ngay phần này, nên lô hàng bị trả về.

Hiện nay, các DN đều đã thận trọng hơn rất nhiều, không dám mua hàng bên ngoài, trừ khi nắm rõ quy trình canh tác của họ. Ngoài ra, các DN xuất khẩu đi các thị trường khó tính đều đã quan tâm tới vấn đề xây dựng vùng nguyên liệu riêng, liên kết với các hợp tác xã, trang trại lớn để áp dụng các quy trình canh tác đạt chuẩn… Do đó, từ cuối năm 2021 đến nay tình trạng bị phản ánh đã giảm rất nhiều, không còn phổ biến như trước.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 858/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030" với mục tiêu phát triển chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản đứng trong Top 10 các nước hàng đầu thế giới vào năm 2030. Ông đánh giá điều này sẽ tác động ra sao đến ngành rau quả nói riêng và nông sản nói chung của Việt Nam?

Quyết định này là minh chứng cho tầm nhìn xa của Chính phủ. Bởi lâu nay nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng thô, tốn rất nhiều chi phí logistics, trong khi hàm lượng giá trị không cao, đặc biệt trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao và dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành, lạm phát ở các thị trường tiêu thụ lớn thì đây là một bất lợi lớn. Một container sầu riêng xuất khẩu thì có tới hơn phân nửa là vỏ và hạt. Nếu có thể đưa vào chế biến thành sầu riêng tách múi hoặc các sản phẩm ăn liền thì 1 container thành phẩm sẽ tương đương với 3 container nguyên trái như hiện nay, từ đó giảm được rất nhiều chi phí. “Nhẹ” hơn về trọng lượng nhưng sẽ “nặng” hơn về giá trị.

Từ đó cho thấy việc đẩy mạnh chế biến sâu là bắt buộc để đưa trái cây Việt Nam đi xa tới bất kỳ nơi nào trên thế giới. Với quyết định này của Chính phủ, rất nhiều loại quả của Việt Nam như sầu riêng, dừa, dứa, chanh dây sẽ có cơ hội gia tăng giá trị. Nhiều sản phẩm chỉ cần chế biến rất đơn giản cũng được thị trường ưa chuộng. Ví dụ như tại các siêu thị của Mỹ, những sản phẩm trái cây do Mexico cung cấp được kết hợp nhiều loại trái gọt sẵn, để đông lạnh được tiêu thụ khá nhiều. Chỉ với một khoản tiền vừa phải, người tiêu dùng được thưởng thức nhiều loại trái cây, lại rất tiện lợi. Các DN nên tìm hiểu thêm về thị hiếu thị trường và bắt đầu bằng những sản phẩm đơn giản trước, khi mà năng lực về vốn và công nghệ còn hạn chế.

Tôi tin rằng với quyết định mới này và sự vào cuộc tích cực của các bộ ngành liên quan, hoạt động chế biến rau quả nói riêng và nông sản nói chung sẽ có sự khởi sắc. Từ đó mang lại diện mạo mới cho ngành xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap