【tỷ số lyon hôm nay】Người dân ít bị phạt
Hiểu được như vậy cho nên chúng ta phải xây dựng dần dần,ườidânítbịphạtỷ số lyon hôm nay từng tí một, theo kiểu, hôm nay tốt hơn ngày hôm qua một tí đã là tốt. Cách đi này mang tính chắc chắn hơn nhiều, so với cách hô hào, phong trào.
Thừa Thiên Huế có một quyết tâm rất lớn xây dựng một đô thị Huế văn minh – một đô thị xanh – sạch – sáng, thân thiện và bình yên.
Chuyện xanh – sạch – sáng Huế đã làm và đạt những thành tựu nhất định.
Người dân Huế, những ai quan tâm đến các chương trình, công việc của tỉnh đang làm cho một đô thị Huế văn minh khá ấn tượng với cách làm của tỉnh, là không từ bỏ một chuyện gì ảnh hưởng đến sự văn minh của đô thị Huế, dù là những chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt.
Chuyện xanh – sạch – sáng chúng ta đã nói nhiều, bây giờ là chuyện thân thiện và bình yên.
Chuyện quảng cáo rao vặt, tuyên truyền đã nhiều, quy định đã có… nhưng nhiều người dân vẫn không thực hiện đúng quy định. Giờ là lúc không nói suông nữa. Triệu tập những người không thực hiện đúng qui định mà phạt. Hai đơn vị “dán bậy” quảng cáo vừa bị phạt 21 triệu đồng.
Chúng ta làm kiên quyết như vậy thử hỏi ai dám làm bậy?
Cách làm của tỉnh cũng hết sức thuyết phục. Trước tiên là xây dựng quy định các chuẩn mực (cái nào đã có quy định rồi thì xem xét lại). Tiếp đến là vận động, tuyên truyền, giao trách nhiệm cụ thể cho những người có trách nhiệm đưa cho được thông tin đến với người dân. Và cuối cùng là phạt (xử lý).
Tôi nghĩ rằng, phạt, không chỉ là để răn đe (nói theo ngôn ngữ hành chính) mà còn, phạt là một cách truyền thông khá hiệu quả. Hễ một anh bị phạt là hành vi vi phạm được “lan tỏa” ra nhiều người.
Bây giờ, công nghệ thông tin hỗ trợ rất nhiều về sự giám sát cho nên những hành vi vi phạm rất dễ bị phát hiện. Chức năng của bộ máy chính quyền nhẹ nhàng hơn, nhưng ngược lại cũng được người dân giám sát chặt chẽ hơn. Chính vì vậy, hiệu quả đưa lại tốt hơn.
Mới nhất, UBND tỉnh ban hành chỉ thị về tăng cường quản lý tiếng ồn. Một thành phố yên bình, nhẹ nhàng, nếu có sôi động thì cũng sôi động có nơi có chỗ, đúng lúc, đúng quy định… mới là văn minh lịch sự. Chuyện này đã có quy định từ lâu nhưng có vẻ như chẳng ai “ngó ngàng” tới. Và giờ là lúc phải làm. Cái “anh Trung Quốc” rất nhạy với nhu cầu “ngách” của người dân Việt. Tiệc tùng là hát. Cưới hỏi là hát; gặp nhau vài ly xong đôi khi cũng hát, thậm chí là kỵ giỗ cũng hát. “Loa kẹo kéo” đủ loại giá, kéo đi khắp nơi; có loại giá rất mềm đáp ứng ngay nhu cầu này. Vậy ngõ ngách, làng xóm bình yên trở nên ồn ào. Chẳng ai nói ai được mới nhờ đến chính quyền. Tỉnh đã ra chỉ thị siết chặt việc quản lý tiếng ồn. Và tương lai, tình trạng gây ồn cũng bị phạt. Ở Đà Nẵng làm rất mạnh cái này. Khi được người dân phản ánh, cảnh sát môi trường “xách máy” tới đo độ ồn. Vượt quá ngưỡng, phạt. Mới mấy ngày đã phạt hơn 200 triệu đồng.
Người đốt xong rải vàng mã xuống sông Hương đã bị phạt rồi. Dán bậy quảng cáo cũng bị phạt rồi. Đổ rác bừa bãi cũng bị phạt rồi; lấn chiếm vỉa hè, đậu xe không đúng quy định phạt rồi… Giờ, đang triển khai tuyên truyền các quy định về gây ra tiếng ồn. Rồi ai gây ra tiếng ồn cũng sẽ bị phạt.
Khác với những hành vi khác, tiếng ồn rất dễ phát hiện. Cho nên, nó rất dễ được người dân trình báo và đơn vị chức năng sẽ đo độ ồn.
Cố lẽ người dân “nên cảnh giác” là vừa. Người dân ít bị phạt cũng làm cho đô thị này văn minh vậy!
Nguyên Lê