您现在的位置是:88Point > World Cup

【kq bd tbn】Giữ hồn cốt cho đô thị ven sông

88Point2025-01-25 19:24:09【World Cup】2人已围观

简介Chiếc phà rẽ nước rời bến ở xã Bình Lợi huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) hướng về phía bờ bên kia là phường kq bd tbn

Chiếc phà rẽ nước rời bến ở xã Bình Lợi huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) hướng về phía bờ bên kia là phường Uyên Hưng,ữhồncốtchođôthịvensôkq bd tbn TP.Tân Uyên (Bình Dương). Từ trên phà, có thể quan sát thấy Trung tâm Hành chính TP.Tân Uyên nổi bật ven sông Đồng Nai. Dọc bờ sông, những hàng cây dài chạy nối tiếp, tạo nên một mảng xanh ngút tầm mắt.


Nhìn từ cầu Bạch Đằng 1, những hàng cây xanh mướt chạy dọc theo bờ sông Đồng Nai tạo nên một khung cảnh rất thơ mộng

Ít ai biết bến phà Tân Uyên hình thành từ khi nào. Có người nói trước đây là bến đò, là cầu nối giao thương giữa huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và phường Uyên Hưng, TP.Tân Uyên. Nay bến đò ấy “nâng cấp” thành bến phà Tân Uyên. Cứ khoảng 15 phút thì có một chuyến sang sông. Những người nhiều năm đi trên tuyến phà này cảm nhận được sự thay đổi rất nhanh của TP.Tân Uyên. Sự cảm nhận đó thông qua quan sát và khi con phà ra giữa sông là có thể nhìn thấy một đô thị đang đổi thay từng ngày bên dòng sông Đồng Nai.

Con sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên giữa huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và TP.Tân Uyên. Mùa mưa, nước trên sông đục ngầu. Dòng nước mang trong nó nguồn phù sa bồi đắp cho những vùng đất hai bên bờ sông. Nhờ đó, những làng mạc hai bên sông quanh năm tươi tốt, cây trái xanh tươi. Nay, những hình ảnh đó tiếp tục được lưu giữ và phát huy, nhưng các địa phương cũng đã biết dựa vào sông để phát triển đô thị.

Sông Đồng Nai đoạn qua địa bàn TP.Tân Uyên dài khoảng 21km qua 6 xã phường. Theo đánh giá, đoạn sông này rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy. Thời gian qua TP.Tân Uyên quy hoạch để phát triển đô thị ven sông tại các phường Thái Hòa, Thạnh Phước, Khánh Bình và Uyên Hưng; phát triển du lịch sinh thái ven sông gồm xã Bạch Đằng, Thạnh Hội, Thái Hòa và Uyên Hưng.

Phía hạ lưu của bến phà Tân Uyên, nhìn từ cầu Bạch Đằng, ngoài những hàng cây xanh dọc bờ sông được thu vào tầm mắt thì những căn nhà khang trang, những căn biệt thự mọc lên ngày càng nhiều hướng ra sông, góp phần làm rõ thêm hình hài của một đô thị hiện đại. Ở đó, sự phát triển luôn đồng hành với việc lưu giữ, bảo tồn những gì tốt nhất, những giá trị đã tạo nên văn hóa, hồn cốt của con người Tân Uyên, con người Bình Dương.

Có lẽ cũng với tinh thần đó mà khi cầu Bạch Đằng 2 được khánh thành vào tháng 9-2024, nhiều người hy vọng rằng công trình này sẽ góp phần làm đẹp thêm hình ảnh của địa phương, là cầu nối giúp việc giao thương giữa Bạch Đằng và huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai thuận tiện hơn. Nay, đã có nhiều người đến đây chụp ảnh cây cầu, người dân hai địa phương lên cầu tập thể dục vào mỗi sáng sớm. Và câu chuyện của họ trong những ngày này là xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, đặc biệt là đô thị ven sông, nhưng vẫn bảo tồn, tôn trọng tự nhiên, vì đó là nét văn hóa, tinh hoa tạo nên nét riêng của đất và người nơi đây.

L.T.PHƯƠNG

很赞哦!(2)