Những con số biết nói
Đó là những kết quả đã đạt được của Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp quốc (UNIDO) thực hiện từ năm 2014.
Dự án được thực hiện thí điểm tại các khu công nghiệp Khánh Phú và Gián Khẩu (tại Ninh Bình); khu công nghiệp Hòa Khánh (thành phố Đà Nẵng) và khu công nghiệp Trà Nóc 1 & 2 (Cần Thơ). Các doanh nghiệp trong các KCN tham dự án được hỗ trợ cung cấp các thông tin về chuyển giao công nghệ mới nhất và tư vấn các giải pháp sản xuất sạch hơn qua đó giúp hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng tối đa đầu vào nguyên liệu thô,ểnđổimôhìnhKCNsinhthái–Xuhướngtấtyếbảng xếp hạng rc lens gặp stade de reims sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, sử dụng tiết kiệm nước cũng như đảm bảo an toàn về sử dụng hóa chất và quản lý nước thải.
Sau khi kết thúc giai đoạn 1, các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch do dự án tư vấn cho các doanh nghiệp triển khai đã giúp tiết kiệm được hơn 22.000 Mwh điện; hơn 600.000 m3nước sạch; hơn 140 TJ (Têrajun) nhiên liệu hóa thạch và gần 3.600 tấn hóa chất và chất thải. Các giải pháp này cũng đã giảm được 32 Kt khí CO2 hàng năm.
Dự án cũng đã tiến hành đào tạo cho hơn 3.100 lượt nhà quản lý và các kỹ thuật viên. Các chương trình tập huấn nhằm tạo sự hiểu biết chung về khu công nghiệp sinh thái; chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế và phương thức áp dụng phù hợp với bối cảnh của Việt Nam; tìm hiểu các công cụ và các nguồn lực để phát triển khu công nghiệp sinh thái; và để tìm hiểu các cơ hội và những thách thức khi áp dụng khái niệm khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam.
Tại Hội thảo Tổng kết Dự án tổ chức ở Hà Nội ngày 12/6/2019, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ kinh tế địa phương và Lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Dự án Quốc gia, đánh giá cao tác động tích cực của dự án. Ông cho biết: “Dự án triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái đã góp phần quan trọng cho việc ban hành các quy định liên quan về khu công nghiệp sinh thái tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 (gọi tắt là Nghị định 82) của Chính phủ về quản lý các khu công nghiệp và khu kinh tế, có hiệu lực từ tháng 7 năm 2018. Nghị định 82/2018/NĐ-CP là văn bản pháp lý đầu tiên tại Việt Nam đặt nền móng cho việc thực hiện chuyển đối từ KCN thông thường sang KCN sinh thái”.
Nâng cao nhận thức
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung, ý nghĩa của dự án không chỉ nằm ở những con số tổng kết, thống kê này mà phát triển KCN sinh thái đã nổi lên trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của cả cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty TNHH Kiến trúc và thương mại Á Châu (Nhà máy giấy Tân Long), Đà Nẵng cho biết, sau hơn 3 năm tham gia thực hơn. Lợi ích thu được từ việc thực hiện các giải pháp này cũng mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Cụ thể, công ty đã cải biến được nguồn nhiên liệu, qua đó giúp giảm giá thành sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh và góp phần nâng cao đời sống người lao động. Công ty đã tham gia được 21 giải pháp về tiết kiệm năng lượng, theo đó, trong vòng 1 năm đã tiết kiệm được 2,63 tỷ đồng, giảm nguồn nguyên liệu đầu vào được 360 tấn/năm, tiết kiệm 100 Kwh điện và giảm thiểu được 540 tấn Co/ năm.
Mặc dù tham gia vào dự án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNIDO muộn hơn so với 4 KCN ở Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ song kể từ năm 2018 đến nay, KCN Đình Vũ (Deep C) đã tích cực triển khai việc chuyển đổi KCN truyền thống sang KCN sinh thái. “Cùng với việc chuyển đổi hoạt động sang mô hình KCN sinh thái, Deep C chủ động xây dựng KCN mới theo mô hình KCN sinh thái”, ông Đỗ Quang Hưng, Phó Tổng Giám đốc Deep C cho biết.
Theo đó, Deep C đã có những mô hình hợp tác cộng sinh công nghiệp, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ được hình thành như xây dựng đường giao thông từ nhựa tái chế tại KCN; kết hợp các doanh nghiệp trong KCN để cùng vận hành và khai thác chung tuyến xe buýt xanh, xe buýt chạy điện cho người lao động; hay ý tưởng triển khai dự án điện năng lượng mặt trời trên hệ thống mái nhà xưởng của các doanh nghiệp thuê đất tại KCN...
Nhân rộng mô hình
Điều phối viên thường trú LHQ ông Kamal Malhotra nhấn mạnh: “Sáng kiến khu công nghiệp sinh thái phù hợp với Kế hoạch chiến lược chung của LHQ tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2021, đặc biệt ưu tiên 2 lĩnh vực trọng tâm: đảm bảo khả năng chống chịu với khí hậu và bền vững về môi trường; và thúc đẩy sự thịnh vượng và quan hệ đối tác vì một mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm. Dự án này là một minh họa cụ thể về những yêu cầu mà một nền kinh tế tuần hoàn cần phải có. Đó cũng chính là điều mà chính phủ Việt Nam đang quan tâm và mong muốn được học hỏi kinh nghiệm từ LHQ và các đối tác phát triển khác nhằm xác định các ưu tiên chiến lược cho phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2021 – 2030 của Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược trung hạn này, Chính phủ đang đặt nhiều hy vọng vào việc đạt được ‘mục tiêu kép’: tốc độ tăng trưởng cao và bền vững song song với bảo vệ môi trường.”
Với tư cách là Đại diện quốc gia của văn phòng UNIDO tại Việt Nam, bà Lê Thị Thanh Thảo nhấn mạnh chuyển đổi các khu công nghiệp hiện tại sang mô hình khu công sinh thái sẽ là cơ hội để đạt được phát triển công nghiệp bền vững và bao trùm tại Việt Nam. UNIDO sẽ tiếp tục cùng đồng hành với Chính phủ Việt Nam thực hiện Chương trình Toàn cầu về Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn (RECP) do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ.
“Dự án Khu công nghiệp Sinh thái là bước tiếp nối của chặng đường dài UNIDO hỗ trợ Việt Nam về sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng hiệu quả trong công nghiệp từ hơn 20 qua. Tôi tin tưởng những thành công của chúng ta ngày hôm nay sẽ tạo tiền đề vững chắc cho việc triển khai nhân rộng mô hình KCN Sinh thái rộng rãi tại Việt Nam trong những năm tới, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, và thu hút đầu tư có chất lượng, đặc biệt từ khu vực tư nhân, nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam.” – Bà Thảo nhấn mạnh.
Được biết, trong thời gian tới, các doanh nghiệp tiếp tục thảo luận và lên kế hoạch thực hiện một số giải pháp cộng sinh công nghiệp do Dự án nghiên cứu và đề xuất. Điều này cho thấy tính bền vững của các hoạt động của Dự án được đảm bảo. Những giải pháp cộng sinh công nghiệp dự kiến thực hiện bao gồm: tái sử dựng nước thải và rác nguyên liệu của một doanh nghiệp như là nguyên liệu đầu vào cho một doanh nghiệp khác; thu hồi nhiệt giải và cải thiện hiệu quả thu gom chất thải; và sử dụng chung nồi hơi nước cũng như chia sẻ các phương tiện vận chuyển và các dịch vụ khác cho công nhân.
Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp quốc (UNIDO) thực hiện từ năm 2014. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 5 triệu USD, được triển khai trong 5 năm và được tài trợ từ nguồn vốn không hoàn lại của Quỹ Môi Trường Toàn cầu (GEF) và Chính phủ Thụy Sỹ, thông qua Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) trong Chương trình Toàn cầu về Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn (RECP). |