Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông về kết quả đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc để đạt mục tiêu đến năm 2023 cả nước có 3.000km và 5.000km cao tốc vào năm 2030.
Trước đó,ònhơnkmcaotốcchờcânđốivốnđầutưbang xep.hang c1 đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đã gửi câu hỏi tới Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng về việc triển khai các tuyến đường cao tốc ra sao, mục tiêu đến năm 2030 cả nước có 5.000km cao tốc kết quả thế nào và giải pháp gì để đạt được mục tiêu?.
Bộ GTVT nhìn nhận đây là thách thức lớn cần có sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực, quyết tâm vượt bậc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương để thực hiện thành công mục tiêu đặt ra.
Theo Bộ GTVT, sau gần 20 năm kể từ khi tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Nam (TP.HCM - Trung Lương) được khởi công, tính đến nay, khoảng 1.729km đã được hoàn thành, đưa vào khai thác.
Giai đoạn 2021-2025, có khoảng 1.071km đang thi công xây dựng và hoàn thành.
Hiện tại, cơ quan có thẩm quyền cũng đã quyết định chủ trương đầu tư, bố trí đủ vốn thực hiện, dự kiến khởi công giai đoạn 2021-2025 khoảng 1.258km.
Trong đó, khoảng 344km sẽ hoàn thành trong năm 2025. Khoảng 928km chờ cân đối nguồn vốn đầu tư gồm: Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), Ninh Bình - Hải Phòng, Bảo Lộc - Liên Khương, TP.HCM - Chơn Thành, TP.HCM - Mộc Bài, Gò Dầu - Xa Mát, Vành đai 4 TP.HCM...
Để đảm bảo triển khai thành công mục tiêu nêu trên, Bộ GTVT đưa ra 8 giải pháp. Trong đó có việc huy động mọi nguồn lực từ ngân sách Trung ương, địa phương, từ các doanh nghiệp thông qua hình thức đối tác công – tư.
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và lộ trình phù hợp; Triển khai mạnh mẽ phân cấp phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn, những cơ chế, chính sách, thể chế có tính chất đột phá về phân cấp phân quyền, huy động nguồn lực, thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng... cũng được Bộ GTVT tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.