Chuyển dịch tích cực
Báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ cho thấy,úThọCôngnghiệplàmnềntảstuttgart đấu với frankfurt năm qua, kinh tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2018 đạt 40.890,4 tỷ đồng, tăng 8,34% so với năm 2017. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao...
Phân xưởng công nghệ điện tử - Công ty TNHHNTVina tại Khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ |
Đáng chú ý, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2018 toàn tỉnh Phú Thọ đã tăng 8,28% so với cùng kỳ. Đóng góp vào bức tranh tăng trưởng sản xuất công nghiệp của tỉnh có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao nhất, tới 8,74%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 8,54%... Bên cạnh đó, hoạt động thương mại, dịch vụ cũng khởi sắc. Nhiều chính sách kích cầu của nhà nước như: Cho vay kích thích tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại đưa hàng Việt về các vùng nông thôn, tiếp tục thực hiện cuộc vận động "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"... đã được triển khai có hiệu quả. Nhờ đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2018 tỉnh Phú Thọ đạt 28.770,2 tỷ đồng, tăng 13,8% so năm 2017.
Đặc biệt, Phú Thọ đã tập trung tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và người dân. Từ đó, tạo ra sức hấp dẫn để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Tận dụng cơ hội để bứt phá
Với mục tiêu, lấy công nghiệp làm nền tảng thúc đẩy phát triển sản xuất, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu, Phú Thọ tiếp tục khai thác lợi thế vượt qua khó khăn, thách thức, khắc phục tồn tại, hạn chế, yếu kém, khai thác tiềm năng, lợi thế để có giải pháp đột phá, thực hiện quyết liệt để xây dựng phát triển nhanh, bền vững, toàn diện.
Theo đó, địa phương cần đẩy mạnh tái cấu trúc, cơ cấu nền kinh tế ngành, lĩnh vực, sản phẩm; tập trung sản phẩm chủ lực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, lấy công nghiệp làm nền tảng để thúc đẩy phát triển sản xuất, giải quyết lao động việc làm, thu ngân sách nhà nước. Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghiệp, phải đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, chủ động tham gia và vận dụng thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để nâng cao năng suất lao động, phát triển ngành công nghiệp mới có lợi thế, chuyển đổi hoạt động của DN đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, hạn chế DN sử dụng nhiều lao động giản đơn.
Đồng thời, rà soát, hoàn thiện phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, huy động các nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng; làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư những dự án trọng điểm ưu tiên kết nối các khu vực phát triển và dự án phát triển công nghiệp, du lịch dịch vụ…; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đổi mới hoạt động các tổ chức liên quan đến kêu gọi đầu tư, ban quản lý khu công nghiệp; cải cách hành chính đặc biệt là thủ tục hành chính. Tổ chức thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2019, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu, tỉnh Phú Thọ nên tập trung theo hướng ưu tiên đầu tư phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ giá trị gia tăng cao và thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ… |