Thông tin trênBáo Tuổi trẻ nói rằng,áthiệnchấtgâysỏithậntrongnhiềumẫumìgóvalerenga vs Cục An toàn thực phẩm cho hay kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất mì gói cho thấy không sử dụng acid oxalic trong quy trình sản xuất. Hàm lượng kể trên cũng còn dưới ngưỡng cho phép về acid oxalic trong thực phẩm. Tuy nhiên Cục An toàn thực phẩm cho biết hiện VN nghiêm cấm sử dụng acid oxalic công nghiệp trong sản xuất thực phẩm, nhưng kiểm nghiệm thực phẩm thì không phát hiện acid oxalic được sử dụng có phải là acid oxalic công nghiệp hay không.
Trả lời trên báo điện tử nhân dân,ông Trần Quang, Cục trưởng Cục an toàn thực phẩm, hiện tại, Ủy ban Chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA) của FAO/WHO chưa có nghiên cứu nào khẳng định được ảnh hưởng của a-xít oxalic, cũng như muối oxalat trong thực phẩm đối với sức khỏe con người và vẫn cho phép đưa a-xít oxalic vào danh mục các chất sử dụng để hỗ trợ trong chế biến thực phẩm. Trên cơ sở danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã quy định cho phép sử dụng a-xít oxalic như một chất hỗ trợ chế biến. Chế phẩm a-xít oxalic sử dụng để hỗ trợ chế biến thực phẩm phải được công bố tiêu chuẩn, bảo đảm độ tinh khiết, có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng, dùng đúng liều lượng theo đúng loại sản phẩm và bảo đảm ATTP. Cấm sử dụng a-xít oxalic không phải là loại sản phẩm dùng trong hỗ trợ chế biến thực phẩm, nhất là loại sử dụng trong công nghiệp và gia dụng.
Sau khi có thông tin a-xít oxalic có trong mì tôm, măng tươi..., Cục ATTP yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố phối hợp đơn vị kỹ thuật thực hiện giám sát chủ động đối với a-xít oxalic trong các sản phẩm rau, củ, quả tươi; bột mì, mì gói, mì sợi; gạo, bún, bánh phở, bánh canh... Trong tổng số 263 mẫu được xét nghiệm, có 58 mẫu phát hiện có a-xít oxalic (chiếm 22,05%), hàm lượng dao động từ 10,7 đến 1.809 mg/kg, chủ yếu phát hiện trong các sản phẩm rau, quả tươi, bột mì và một số sản phẩm chế biến từ bột mì (mì gói, mì sợi). Trong số 58 mẫu phát hiện a-xít oxalic, có tám mẫu mì gói có hàm lượng a-xít oxalic từ 31,9 đến 177 mg/kg. Một số mẫu rau, củ, quả tươi hàm lượng a-xít oxalic dao động từ 10,7 đến 1.809 mg/kg tùy theo chủng loại. Khi kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất mì tôm đều không sử dụng a-xít oxalic trong quy trình sản xuất, chế biến.
Thực tế cho thấy, a-xít oxalic tồn tại trong một số loại thực phẩm với hàm lượng ở các mức độ khác nhau nhưng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe rất thấp. Như đối với mẫu mì gói có hàm lượng a-xít oxalic từ 31,9 đến 177 mg/kg, để gây ngộ độc cấp tính cần phải ăn tới 129 đến 711 kg sản phẩm.
Tất nhiên điều này gần như không thể xảy ra. Tuy nhiên, việc kiểm nghiệm rất khó khăn để phân biệt giữa a-xít oxalic có tự nhiên trong nguyên liệu chế biến thực phẩm với a-xít oxalic chủ động cho vào trong quá trình chế biến thực phẩm.
Ông Trung cũng đưa ra lời khuyên, đối với người sản xuất thực phẩm cần thực hiện nghiêm, không được sử dụng a-xít oxalic công nghiệp trong sản xuất, chế biến thực phẩm (do không bảo đảm độ tinh khiết, an toàn dùng trong thực phẩm). Trong trường hợp cần thiết, để đáp ứng mục đích công nghệ, nếu sử dụng a-xít oxalic với mục đích là chất hỗ trợ chế biến phải bảo đảm sử dụng ở mức thấp nhất chế phẩm a-xít oxalic đã được công bố phù hợp quy định ATTP, cũng như thực hiện công bố việc sử dụng a-xít oxalic trong chế biến thực phẩm với cơ quan có thẩm quyền.
Còn đối với người tiêu dùng, cần lựa chọn thực phẩm bao gồm cả các loại rau, củ, quả tươi phù hợp với tình hình sức khỏe, đối với những người có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tạo sỏi trong cơ thể tránh sử dụng các thực phẩm giàu a-xít oxalic.
Khi sử dụng các thực phẩm giàu a-xít oxalic, cần chú ý tăng cường uống nhiều nước để tăng đào thải. Đồng thời, thực hiện các biện pháp sơ chế, chế biến có tác dụng làm giảm a-xít oxalic như ngâm, rửa, luộc, rang..., phù hợp với đặc tính của từng nguyên liệu thực phẩm cũng như sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao đã được các cơ quan chuyên môn khuyến cáo.
Phan Mạnh(tổng hợp)