【kết quả giải vô địch quốc gia argentina】Hợp tác đầu tư với Singapore: Doanh nghiệp Việt có thể tìm kiếm dòng vốn chảy ngược

Bên cạnh đó,ợptácđầutưvớiSingaporeDoanhnghiệpViệtcóthểtìmkiếmdòngvốnchảyngượkết quả giải vô địch quốc gia argentina Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa có hiệu lực càng gia cố thêm cho hợp tác đầu tưsong phương, nhưng xu hướng sẽ tập trung vào công nghệ cao và số hóa.

Tập đoàn Sembcorp (Singapore) cùng với các đối tác Becamex IDC, VSIP hợp tác thực hiện dự ánđiện mặt trời tại Việt Nam. Ảnh: Lê Toàn

Việt Nam trước vị trí “Trung tâm của ASEAN”

Thành công của Singapore ngày nay gắn liền với quá trình xây dựng một nền kinh tếtoàn cầu mở, kết nối và linh hoạt. Nhìn lại 55 năm sau khi giành độc lập, Singapore giữ vị thế trung tâm chiến lược với kết nối chặt chẽ với doanh nghiệpđổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới và con đường đi đến nền kinh tế tri thức là rộng mở.

Để duy trì vị thế trung tâm toàn cầu, Singapore liên tục tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhằm gắn quốc đảo này với các khuôn khổ hợp tác dựa trên những quy tắc và tiêu chuẩn cao về minh bạch, bền vững và bảo mật dữ liệu.

Riêng với EU, kim ngạch thương mại Singapore - EU đạt 93 tỷ SGD năm 2019 và Singapore là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của EU tại ASEAN. Ngoài thương mại, dấu ấn lớn trong hợp tác kinh tế Singapore - EU là sự hiện diện của hơn 10.000 doanh nghiệp EU tại Singapore và chọn quốc đảo này là “đại bản doanh” ở khu vực Thái Bình Dương. Singapore cũng là điểm đến hàng đầu của dòng vốn châu Âu đổ vào châu Á, trong đó, vốn đầu tư từ EU vào Singapore tăng nhanh trong những năm gần đây.

Với Hiệp định Thương mại tự do Singapore - EU (SEFTA), Singapore vẫn trong giai đoạn đầu thực thi, bởi hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 21/11/2019. “Đây là hiệp định thương mại song phương đầu tiên của EU với một quốc gia Đông Nam Á, hướng tới mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa châu Âu và Đông Nam Á - một trong những khu vực năng động nhất thế giới”. Lời khẳng định này của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) cho thấy, từ SEFTA, tầm nhìn của EU vượt ra khỏi hợp tác đơn thuần với Singapore.

Có nét khá tương đồng giữa Singapore và Việt Nam khi tham gia sân chơi toàn cầu và khu vực khi cả 2 quốc gia đều là thành viên ASEAN, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và ký FTA với EU. Đặc biệt hơn, hai quốc gia cũng có Hiệp định Khung Kết nối Singapore - Việt Nam, với các sáng kiến thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại hai bên.

Tuy nhiên, Việt Nam có lợi thế đặc biệt thuận lợi trong sản xuất chế tạo và nông nghiệp để tận dụng các điều khoản thương mại đã ký kết với các đối tác. Việc tham gia các FTA mở ra cơ hội mới cho ngành nông nghiệp và sản xuất của Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, tái cấu trúc nền kinh tế và cơ cấu lại thị trường lao động.

Từ EVFTA, Việt Nam có thể cải thiện môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh, đón thêm dòng vốn đầu tư từ châu Âu và thậm chí là cả những nhà đầu tư “ngoại” nhắm đến thị trường EU. EVFTA cũng giúp Việt Nam tăng sức hút trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm sản xuất chế tạo của khu vực và thu hút nhân tài, bằng cách khai thác vị trí trung tâm toàn cầu của Singapore. Bởi lẽ, các nền kinh tế ở châu Á không chỉ là thị trường tiêu thụ hàng hóa dịch vụ cuối cùng của Singapore, mà còn là kênh hấp dẫn của các nhà xuất khẩu Singapore để tiếp cận thị trường bên ngoài. Chẳng hạn, Hàn Quốc, Malaysia và Đài Loan là những thị trường trung gian quan trọng để công ty sản xuất thiết bị và linh kiện điện tử Singapore tiếp cận thị trường Trung Quốc, trong khi vị thế của Philippines và Việt Nam trong lĩnh vực này cũng tăng lên trong những năm gần đây. Đặc biệt, vai trò của Việt Nam ngày càng thể hiện rõ khi Việt Nam được đánh giá là trung tâm của khu vực ASEAN như phân tích trong Sách Trắng “Vietnam - a Regional Hub for ASEAN” được xuất bản bởi Diễn đàn Đổi mới sáng tạo đô thị ở Singapore vào tháng 11/2019.

Với các phân tích trên, rõ ràng, hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Singapore cần được thúc đẩy hơn nữa để tận dụng lợi thế của nhau. Ngoài điểm thuận lợi cho Việt Nam và Singapore khi cùng ký FTA với EU (cho phép áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhau), tiềm năng hợp tác kinh tế song phương cũng rất lớn theo Hiệp định Khung Kết nối Singapore - Việt Nam, đặc biệt trong 6 lĩnh vực, bao gồm: đầu tư, công nghệ thông tin - truyền thông, tài chính, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo và vận tải.

Số hóa và ứng dụng thông minh là xu hướng chính

Thông qua SEFTA và EVFTA, Singapore và Việt Nam đều có thể thúc đẩy làn sóng đầu tư và thương mại song phương, đưa hợp tác doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B) vào chiều sâu thông qua chia sẻ kết quả thực tiễn trong xây dựng thành phố thông minh, quản lý giao thông đô thị, bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng và sở hữu trí tuệ.

Shanmuga Retnam hiện là đối tác cao cấp, cổ đông góp vốn tại MARA Việt Nam. Ông từng là Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam. Trước khi sang Việt Nam làm việc, Retnam là Giám đốc Dự án tại Trung tâm Quản trị và Lãnh đạo thuộc Trường Công vụ Singapore thuộc Văn phòng Thủ tướng Singapore (2007 - 2010).