【đá banh truc tiep】Nhiều thông điệp ý nghĩa từ “Không gian văn hóa Bác Hồ”
Nhằm đưa việc học tập và làm theo tư tưởng,ềuthôngđiệpýnghĩatừKhônggianvănhóaBácHồđá banh truc tiep đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào thực tiễn cuộc sống một cách thiết thực và hiệu quả, nhiều trường học trong tỉnh đã xây dựng “Không gian văn hóa Bác Hồ”. Mô hình này đã chuyển tải nhiều thông điệp ý nghĩa cho cán bộ, giáo viên và học sinh về nhân cách lớn Hồ Chí Minh.
Các em học sinh trường Tiểu học Lý Thường Kiệt tham quan, tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại “Không gian văn hóa Bác Hồ”
Mô hình ý nghĩa
Tại trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (TP.Dĩ An), “Không gian văn hóa Bác Hồ” được xây dựng theo hướng “mô hình không gian mở”, tọa lạc ngay trước sảnh chính của trường kết hợp với không gian thư viện xanh của trường. Vì vậy, cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh dễ dàng tiếp cận, tham quan và học tập hàng ngày.
Với nhiều hình ảnh, mô hình trực quan sinh động đẹp mắt, không gian đã thu hút nhiều học sinh đến tham quan học tập hàng ngày, như: Mô hình Bến cảng Nhà Rồng - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; mô hình Nhà sàn Bác Hồ- nơi Bác Hồ sinh sống và làm việc dài nhất trong thời gian ở Phủ Chủ tịch; mô hình Lăng Bác tại Thủ đô Hà Nội; Hang Pác Pó - Suối Lênin, núi Các Mác - nơi Bác Hồ sống và hoạt động cách mạng trong giai đoạn 1941-1945; Bàn đá Bác Hồ- nơi Bác thường ra ngồi làm việc, nghiên cứu và viết nhiều tài liệu quan trọng, dịch sử Đảng, sáng tác thơ ca tuyên truyền cách mạng.
Chia sẻ với chúng tôi về mô hình Kỳ đài tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, nơi Bác đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, thầy Triệu Quốc Thanh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, cho biết Kỳ đài được nhà trường đặt trang trọng trên tủ sách Bác Hồ, tủ sách được thiết kế như hình bông hoa năm cánh với ý nghĩa Tuyên ngôn độc lập của Bác sẽ mãi còn vang vọng đến năm châu. Trong tủ sách, nhà trường sưu tầm đa dạng các tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác để mọi người đến tham quan có thể nghiên cứu và học tập.
Đến với “Không gian văn hóa Bác Hồ” của trường Tiểu học Phú Hòa 3 (TP.Thủ Dầu Một), các em học sinh như bước vào một bảo tàng thu nhỏ. Tại đây, các em được tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Bác Hồ, các tác phẩm nổi tiếng mà Bác đã viết, các vật dụng thân quen mà Bác sử dụng hàng ngày, các địa danh gắn với cuộc đời sự nghiệp của Bác và đặc biệt là các tư liệu Bác Hồ với các cháu thiếu nhi. Bằng những hình ảnh trực quan sinh động, các em sẽ có trải nghiệm đầy ý nghĩa để ra sức học tập, rèn luyện. Nhà trường lên kế hoạch, phân công sắp xếp bố trí thời gian cụ thể theo từng khối lớp để bảo đảm học sinh toàn trường được đến tham quan và trải nghiệm. Sau khi tham quan, trải nghiệm, các em sẽ tham gia viết bài cảm nhận. Bài viết hay, ý nghĩa sẽ được đóng tập lưu giữ qua nhiều năm học, góp phần như một tư liệu để các lứa học sinh nối tiếp học tập, noi theo.
Tạo sức lan tỏa
Để “Không gian văn hóa Bác Hồ” có sức lan tỏa trong cộng đồng, Chi bộ trường Tiểu học Lý Thường Kiệt đã chỉ đạo giáo viên và học sinh thực hiện kể chuyện và thu âm, ghi hình những mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác, những mẩu chuyện ý nghĩa về những bài học theo tư tưởng của Bác. Tất cả các mẩu chuyện sẽ được phát hình trực tiếp tại “Không gian văn hóa Bác Hồ” và ứng dụng công nghệ để đưa vào đường link, giúp khách tham quan có thể quét mã QR để xem qua điện thoại.
Theo cô Lê Thị Kim Thúy, Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Hòa 3, sau khi mô hình “Không gian văn hóa Bác Hồ” được hoàn thành, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo cho tổ chuyên môn lên kế hoạch xây dựng các tiết dạy ngoại khóa. Đến nay, 35/35 lớp thường xuyên đến trải nghiệm tại đây. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, các em học sinh vừa được tìm hiểu các tư liệu lịch sử, được tìm hiểu qua những trang sách viết về Bác, để càng thêm hiểu rõ lối sống, đức tính khiêm tốn, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại trọn đời hy sinh cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân, góp phần hình thành những suy nghĩ, tình cảm và niềm tin tốt đẹp trong tâm thức của các em học sinh. Trên cơ sở đó, không gian này cũng sẽ bồi đắp tình cảm, nâng cao hiểu biết, nhận thức về Bác Hồ cho thế hệ tương lai của đất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó, các giá trị văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ hiện thực hóa và lan tỏa rộng khắp, là kim chỉ nam để các em học sinh noi theo.
Trong khi đó, theo thầy Triệu Quốc Thanh, với những ý tưởng mang tính nhân văn của mô hình “Không gian văn hóa Bác Hồ” của trường, ngay từ khi xây dựng kế hoạch, đưa vào nghị quyết đến khi hoàn thiện đi vào hoạt động, chi bộ nhà trường đã nhận được sự đồng thuận và nhất trí cao từ tập thể cán bộ, đảng viên, giáo viên và học sinh cũng như hội cha mẹ học sinh của trường. Điều đó giúp chi bộ góp một phần nhỏ cùng Đảng bộ TP.Dĩ An hiện thực hóa chuyên đề học tập năm 2024 là “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng và thực hiện nghị quyết để “Ý Đảng hợp lòng dân” trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.
THỤC VĂN