【soi kèo tot vs everton】Khủng bố IS và những tin tức mới cập nhật ngày 16/4/2016
IS phá hủy cổng thành 2000 tuổi ở Iraq
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng lại vừa phá hủy một công trình kiến trúc cổng thành Mashqi 2000 tuổi ở gần thành phố Mosul của Iraq. Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin từRussia Todaycho hay,̉ngbốISvànhữngtintứcmớicậpnhậtngàsoi kèo tot vs everton chiếc cổng huyền thoại này còn được gọi là “Cổng Trời” vốn là kiến trúc bảo vệ thành cổ Niveveh, địa danh từng xuất hiện trong Kinh Thánh.
Viện nghiên cứu Iraq của Anh khẳng định thông tin này và Bộ cổ vật Iraq ở Baghdad cũng không phủ nhận việc đó. Theo đó, những kẻ khủng bố đã dùng vũ khí để hủy hoại chiếc cổng thành có tuổi đời hai thiên niên kỷ.
Một công trình kiến trúc cổng thành Mashqi 2000 tuổi bị khủng bố IS phá hoại
Nhà hoạt động truyền thông Zuheir Mousilly cho biết, phiến quân khủng bố IS còn phá hủy nhiều di chỉ khảo cổ lịch sử cũng như nhiều công trình kiến trúc cổ khác của Iraq. Một loạt các công trình kiến trúc cổ tiêu biểu đã bị IS phá hủy như Đền Bel, Cổng vòm Chiến thắng và Đền Baalshamin.
Về chiếc cổng thành vừa bị khủng bố IS phá hủy, truyền thông cho biết IS đã đập vụn công trình này và đem bán từng khối riêng rẽ. Cổng thành Mashqi được phát hiện năm 1968 và người ta tin đó là một trong những cổng thành cổ nhất tại tỉnh Nineveh ở phía Đông Iraq.
Trong Kinh Thánh, thành phố Nineveh được nhắc tới là một thành phố có từ thế kỷ 7 trước công nguyên và từng là một trong những thành phố lớn nhất thế giới. Chỉnh phủ Iraq vẫn đang trong quá trình triển khai chiến dịch nhằm giành lại quyền kiểm soát thành phố Mosul từ tay IS.
Mỹ nâng cấp tên lửa Maverick diệt IS
Các quan chức hải quân Mỹ cho biết tiêm kích F-18 của nước này sẽ sớm được trang bị tên lửa không đối đất dẫn đường bằng laser nâng cấp Maverick để tấn công các mục tiêu phiến quân Nhà nước Hồi giáo (khủng bố IS) ở Iraq và Syria, VnExpress dẫn nguồn tin từ Scout.com.
Tên lửa không đối đất Maverick, được đưa vào biên chế từ hơn 50 năm trước, đang trong quá trình nâng cấp đầu dò laser cùng gói phần mềm mới để tăng cường khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động.
Tên lửa Maverick gắn trên tiêm kích Mỹ sẽ được sử dụng trong các cuộc không kích khủng bố IS
Hiện nay, tên lửa này đang được tích hợp trên tiêm kích F-16, cường kích A-10 của không quân Mỹ và tiêm kích Harrier và F/A-18 của hải quân Mỹ. "Đầu dò laser E2 của tên lửa Maverick (LMAV) sau khi nâng cấp sẽ có khả năng khóa mục tiêu chính xác và tiêu diệt các mục tiêu cố định lẫn di chuyển ở tốc độ cao trên biển hoặc trên bộ", đại tá Amber Lynn Daniel, phát ngôn viên hải quân Mỹ, nói.
Không quân Mỹ đã bắt đầu sử dụng tên lửa Maverick nâng cấp để diệt IS sau khi nhận được 256 tên lửa từ nhà thầu quốc phòng Raytheon theo một thỏa thuận trước đó.
Afghanistan không kích tiêu diệt hơn 40 tay súng IS
Báo Tuổi Trẻdẫn nguồn tin từ Reuters cho biết đây là một cuộc không kích lớn bất thường của lực lượng không quân non trẻ của chính quyền Afghanistan, vốn được xây dựng từ khi liên minh NATO rút quân và hầu hết các hoạt động quân sự khỏi nước này năm 2014.
Theo đó các tay súng IS đã tập trung để khởi động các cuộc tấn công ở Nangarhar, giáp khu vực vô luật lệ của Pakistan. Chỉ huy quân đội về quan hệ công chúng Khogyani cho biết: "Dựa trên thông tin tình báo của chúng tôi, lực lượng không quân Afghanistan đã tiến hành các cuộc tấn công và giết chết hơn 40 tay súng Daesh (tên gọi khác của IS)".
Phiến quân IS giơ cao cờ của tổ chức khủng bố này
Ông Khogyani thông tin thêm rằng chiến dịch trên cũng đã phá hủy một trung tâm đào tạo khủng bố của IS tại Nangarhar. Ngoài ra trong vài tháng qua Mỹ cũng đã thực hiện các cuộc không kích chống IS tại Nangarhar, đẩy lùi hàng chục tay súng khủng bố phải co cụm nơi vùng núi hiểm trở của tỉnh lân cận là Kunar.
Một phát ngôn viên quân đội Mỹ cho biết nước này đã thực hiện 70 đến 80 cuộc không kích chống lại IS ở Afghanistan trong 3 tháng qua kể từ khi lực lượng quân sự Mỹ được trao quyền rộng hơn để nhắm đến IS trong tháng 1.
>>Tình hình chiến sự Syria mới nhất: Quân đội Syria nếm 'quả đắng' ở Tal Al-Eiss
Tuyết Anh(T/h)
Liên minh NATO đang thực sự lỗi thời?