Dù rất muốn hoàn thành sớm,ỗtrợlaođộngtựdoĐịaphươngrấtmuốnsớmnhưngvẫntrễket quâ bong da nhưng một số địa phương vẫn chưa thể gửi danh sách lao động tự do để ngành chức năng thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Do đó, đã có phương án giúp thẩm định nhanh hơn các trường hợp lao động tự do được thực hiện.
Lao động tự do ở phường I nhận tiền hỗ trợ.
Kinh nghiệm từ địa phương được phê duyệt danh sách sớm nhất tỉnh
Là đơn vị được UBND tỉnh phê duyệt danh sách lao động tự do sớm nhất, huyện Vị Thủy có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền về chính sách hỗ trợ của chính phủ.
Đến UBND thị trấn Nàng Mau đúng vào lúc chị Bùi Băng Tâm, cán bộ thương binh xã hội - xóa đói giảm nghèo thị trấn đang tiếp nhận đơn đề nghị hỗ trợ của lao động tự do bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Chị Tâm vừa tiếp nhận đơn vừa giải thích, hướng dẫn cho người nộp đơn về các quy định để được hưởng hỗ trợ. Với những đơn còn thiếu thông tin, chị đề nghị bổ sung, những đơn ở địa phương khác thì xác nhận để chuyển đi.
Theo chị Tâm, ngay từ giữa tháng 5, địa phương đã thông báo tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về chính sách hỗ trợ của Chính phủ dành cho nhóm lao động tự do. Ngoài tuyên truyền qua loa truyền thanh, bí thư chi bộ, trưởng ấp trực tiếp tuyên truyền qua các cuộc họp, sinh hoạt và đến trực tiếp nhà người dân để thông báo. Đơn đề nghị hỗ trợ của người dân sau khi được thị trấn tiếp nhận sẽ được Tổ thẩm định hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn (Tổ thẩm định) thẩm định. Với những đơn đủ điều kiện sẽ chuyển về huyện, còn những hồ sơ nghi ngờ, Tổ thẩm định sẽ đến tận nhà để thẩm định lại...
Đến ngày 15-6, huyện Vị Thủy đã gửi 1.548 đơn của lao động tự do đề nghị được hỗ trợ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thẩm định. Trong đó, có 750 đơn đã được UBND tỉnh phê duyệt. Theo bà Đoàn Thị Thùy Hương, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Vị Thủy: “Để triển khai nhanh gói hỗ trợ của Chính phủ, địa phương đã thực hiện theo phương thức “cuốn chiếu”. Với những người đủ điều kiện theo quy định thì cơ quan chức năng gửi danh sách về UBND huyện để trình UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện chi trả ngay khi có kinh phí. Đối với những trường hợp còn thiếu thông tin thì bổ sung. Riêng với những đối tượng còn chưa rõ, còn lúng túng sẽ tiếp tục xin ý kiến cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết phù hợp, bảo đảm hỗ trợ đúng đối tượng, giúp người lao động vượt khó khăn, ổn định cuộc sống”, bà Hương cho biết.
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến nay còn nhiều địa phương vẫn chưa thể tổng hợp được danh sách. Điều này có nhiều lý do. Tại Hậu Giang, theo chia sẻ của các địa phương, việc không thể có sớm danh sách để hỗ trợ như những trường hợp khác là do một số lao động đến nộp đơn còn trễ, người lao động làm đơn đề nghị hỗ trợ trùng với người bán vé số lưu động, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công với cách mạng nên các địa phương lọc ra để lại sau. Với lại, một số cán bộ phụ trách lĩnh vực còn mới, nên việc thực hiện còn chậm. Đặc biệt, do gói an sinh xã hội chưa có tiền lệ nên cơ sở rất thận trọng trong rà soát, thẩm định đơn đề nghị của người lao động.
Cố gắng thực hiện nhanh, sớm nhất có thể
Nhóm lao động tự do muốn được nhận hỗ trợ của Chính phủ phải làm đơn đề nghị gửi UBND xã. Trong 5 ngày làm việc, UBND cấp xã tổ chức rà soát và lập danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị, xã hội, công khai với cộng đồng dân cư, niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trong 2 ngày làm việc. Sau đó tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện gửi UBND cấp huyện.
Theo chị Trần Thị Cẩm Thúy, Công chức văn hóa xã hội phụ trách thương binh - xã hội phường V, trong đợt 1, địa phương đã tiếp nhận 221 đơn đề nghị hỗ trợ của lao động tự do. “Khi tiếp nhận đơn đề nghị, tôi phải xem người dân có ghi đầy đủ thông tin chưa, nếu không đầy đủ phải đề nghị mọi người ghi đầy đủ thông tin trong đơn đề nghị hỗ trợ. Sau khi tiếp nhận đơn của người dân, Tổ thẩm định hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 ở địa phương sẽ thẩm định và đối chiếu với các quy định. Nhằm đảm bảo thời gian theo quy định, Tổ thẩm định luôn nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao”, chị Thúy bộc bạch.
Theo quy định, sau khi huyện gửi danh sách đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành có 3 ngày để thẩm định và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt danh sách. Để đảm bảo công khai, minh bạch trong thẩm định đối tượng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập Tổ thẩm định danh sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 để thẩm định danh sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đủ điều kiện theo quy định, tham mưu Giám đốc Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Tính từ ngày 4-6 đến chiều ngày 15-6, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận 9.265 đơn đề nghị hỗ trợ của lao động tự do đề nghị hỗ trợ từ gói an sinh xã hội của Chính phủ. Để người lao động sớm nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ, các cán bộ phụ trách thẩm định đơn đề nghị đã làm việc cật lực, làm thêm giờ, đi làm cả ngày thứ bảy, chủ nhật, để nhanh chóng thẩm định xong đơn đề nghị của người lao động. Với những đơn không đủ điều kiện, mọi người cũng ghi rõ ràng, cụ thể đơn đề nghị không đúng những nội dung nào, gửi về địa phương để bổ sung, hoàn thiện lại.
Gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ là chưa có tiền lệ, dù đã được hướng dẫn nhưng việc xác định nhóm lao động tự do là không dễ dàng. Vì vậy, lúc đầu các địa phương còn gặp lúng túng trong xác định đối tượng. Tuy có nhiều khó khăn, nhưng mọi người ai nấy đều quyết tâm thực hiện, giúp người dân hưởng đúng, đủ chính sách nhân văn của Chính phủ, góp phần ổn định đời sống...
Đã có 4.282 lao động tự do thuộc các huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, huyện Châu Thành và thành phố Vị Thanh được UBND tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ. Theo đó, mỗi lao động tự do được hỗ trợ 1 triệu đồng. |
Địa phương đầu tiên cấp tiền hỗ trợ lao động tự do Ngày 18-6, phường I, phường IV, phường V và phường VII của thành phố Vị Thanh tổ chức cấp tiền hỗ trợ lao động tự do gặp khó khăn do dịch Covid-19. Trong đợt 1 được UBND tỉnh phê duyệt, thành phố có 1.004 lao động tự do được hỗ trợ. Trong đó, phường I có 266 người, phường IV có 478 người, phường V có 217 người, phường VII có 39 người, xã Hỏa Tiến 4 người. Theo quy định, mỗi người được hỗ trợ 1 triệu đồng. Thành phố Vị Thanh là địa phương đầu tiên tổ chức cấp tiền hỗ trợ lao động tự do gặp khó khăn do dịch Covid-19. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU