【ty so leeds】Phụ nữ nỗ lực khởi nghiệp
Hưởng ứng phong trào phụ nữ khởi nghiệp,ụnữnỗlựckhởinghiệty so leeds thời gian gần đây, hội viên, phụ nữ trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã mạnh dạn triển khai nhiều mô hình khởi nghiệp. Đến nay, một số chị đã trở thành chủ nhân của những cơ sở sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn, nâng cao đời sống kinh tế cho gia đình.
Lãnh đạo tỉnh đến thăm cơ sở sản xuất chuối sấy ép chân không của chị Phượng Vĩ tại xã Tân Tiến.
Khởi nghiệp từ 10 triệu đồng
Thông thạo nghề may cách nay đã hơn 20 năm nhưng mãi đến năm 2020, chị Nguyễn Thị Phương Kiều, ở ấp 6, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, mới gắn bó và quyết định khởi nghiệp phát triển ngành nghề này.
Chị Kiều cho biết: “Nghề may thời đó ở đây không dễ kiếm tiền nên tôi đi lên Thành phố Hồ Chí Minh để xin vào may gia công trong công ty. Rồi cuộc sống nhiều biến cố, tôi từng nhiều lần bỏ nghề nhưng rồi vẫn không thoát ra được nghề này. Trong một dịp tình cờ gặp người bạn chỉ dẫn nhận hàng may gia công tại nhà, dần dần tôi nhận thấy công việc này có khả năng phát triển nên quyết định gắn bó đến nay”.
Theo chị Kiều, vào giữa năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chị rời thành phố để về quê sinh sống và khởi nghiệp bằng việc nhận các đơn hàng may gia công quần áo. Từ thành phố về quê, chị chỉ có hơn 10 triệu đồng để làm vốn kinh doanh. Thời điểm đó, chị đầu tư được 4 máy may và hướng dẫn thêm vài chị em trong ấp cùng tham gia tổ may để đáp ứng số lượng đơn hàng giao cho các đầu mối tiêu thụ.
Qua tìm hiểu, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng khởi nghiệp của chị Kiều, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vị Tân đã hỗ trợ cho chị tiếp cận nguồn vốn từ Dự án “Tăng cường khả năng phục hồi kinh tế cho nữ công nhân ngành may bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19” với số tiền 35 triệu đồng không hoàn lại. Ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh còn hỗ trợ thêm 5 triệu đồng giúp chị hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp.
Với đồng vốn được Hội hỗ trợ, chị Kiều đầu tư thêm một số máy may các loại để may đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện tại, ngoài 14 máy may tại cơ sở, chị còn cho thành viên khó khăn mượn máy về nhà may. Năm 2021, chị được Hội LHPN xã hỗ trợ thành lập Tổ may gia công với quy mô 15 thành viên.
“Cũng nhờ đồng vốn của Hội tiếp sức mà tôi mới có điều kiện duy trì và mở rộng quy mô cơ sở như hôm nay. Ngoài những chị có điều kiện đến may tại đây thì tôi còn hỗ trợ đưa máy, nguyên liệu về nhà cho khoảng 10 chị nhận may tại nhà. Hiện tại, với số lượng đơn hàng bình quân từ 3.000-3.500 sản phẩm/tháng thì nguồn thu nhập của các chị đạt từ 3,5-6 triệu đồng/người tùy theo tay nghề và thời gian làm việc/ngày”, chị Kiều phấn khởi chia sẻ.
Theo bà Phan Thị Ngọc Trinh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vị Tân, việc thành lập tổ may gia công không chỉ tạo thu nhập ổn định cho bản thân chị Kiều mà chị còn giúp đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho một số chị em hội viên trên địa bàn. Hiện nay, tiềm năng phát triển của tổ may này là rất lớn. Ngoài việc nhận đơn hàng từ các công ty, chị Kiều còn chủ động kết nối may gia công cho các tiểu thương bán đồ may mặc tại các chợ trong và ngoài địa bàn thành phố Vị Thanh.
Chuối sấy ép đạt chuẩn OCOP
Năm 2021, chị Mai Thị Phượng Vĩ, ở ấp Mỹ Hiệp 1, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, thành lập cơ sở sản xuất chuối sấy ép chân không. Cơ sở này đã tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động, chủ yếu là nữ, với mức thu nhập ổn định từ 3,5-4,5 triệu đồng/người/tháng.
Hoạt động của cơ sở hiện nay chủ yếu là sản xuất gia công cho đại lý tại Thành phố Hồ Chí Minh và bán lẻ tại địa phương với 2 sản phẩm chính là chuối sấy và mít sấy ép chân không. Trong đó, sản phẩm chuối sấy đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao vào cuối năm 2021. Sau một thời gian phát triển, sản phẩm được thị trường đón nhận nên chị Phượng Vĩ đang có ý định mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
“Khi thành lập cơ sở, tôi được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Vị Thanh tạo điều kiện vay 600 triệu đồng làm vốn đầu tư máy móc phục vụ hoạt động sản xuất. Hiện mặt hàng đang rất được ưa chuộng nên tôi cần thêm nguồn vốn lớn để mua thêm máy móc mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, nếu tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi tôi sẽ đầu tư nâng cấp lại cơ sở vật chất của nhà xưởng khang trang hơn, đảm bảo tốt hơn cho hoạt động”, chị Phượng Vĩ chia sẻ.
Với ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh và khá thành công, chị Phượng Vĩ được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Tiến và thành phố Vị Thanh tạo điều kiện tham gia Cuộc thi “Tìm ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp của phụ nữ” do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đang phát động.
Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, nhằm tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ khởi nghiệp, tham gia phát triển kinh tế, các cấp hội trên địa bàn thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ, nhất là hội viên có ý tưởng khởi nghiệp để hỗ trợ, hướng dẫn các chị xây dựng ý tưởng kinh doanh, tiếp cận vốn vay… Từ đó, nhiều chị đã tự tin, mạnh dạn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh làm giàu cho gia đình và xã hội.
Vừa qua, lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh cùng với các sở, ban, ngành tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã đến thăm, nắm tình hình hoạt động Tổ may gia công của chị Nguyễn Thị Phương Kiều và Cơ sở sản xuất chuối sấy ép chân không của chị Mai Thị Phương Vĩ. Qua trao đổi, ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đề nghị, chính quyền địa phương và hội liên hiệp phụ nữ các cấp tiếp tục đồng hành, tạo điều kiện cho các mô hình trên phát triển. Yêu cầu Sở Công thương nghiên cứu tìm thị trường hỗ trợ cho các chị kết nối đầu ra tiêu thụ, quảng bá sản phẩm. Các ngân hàng tạo điều kiện về vốn vay với mức lãi suất ưu đãi thấp nhất cho các cơ sở này đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động. Ông Nghiêm Xuân Thành cũng mong muốn chủ mô hình quan tâm nghiên cứu, có kế hoạch phát triển ngày lớn hơn; nếu có điều kiện nên nâng cấp từ hộ kinh doanh cá thể lên thành hợp tác xã để có nhiều cơ hội thụ hưởng chính sách của tỉnh, đổi mới loại hình hoạt động theo hướng hợp tác xã có tính chuyên nghiệp hơn và nâng cao thương hiệu sản phẩm vươn ra thị trường trong nước… |
Bài, ảnh: QUỲNH LAM