【thứ hạng của alajuelense】Gắn kết hơn nữa mối quan hệ giữa cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân

“Tiếp xúc,ắnkếthơnnữamốiquanhệgiữacấpủyđảngchnhquyềnvớthứ hạng của alajuelense đối thoại là diễn đàn trao đổi, thảo luận dân chủ để đi đến thống nhất và tạo sự đồng thuận trong xã hội; trở thành việc làm thường xuyên, nền nếp từ tỉnh đến cơ sở”, đó là đánh giá của ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, về kết quả 5 năm thực hiện Quyết định số 1681 ngày 23-1-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc điều chỉnh, bổ sung Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

99,94% ý kiến, đề xuất, kiến nghị của người dân được giải quyết sau tiếp xúc, đối thoại.

Khó khăn của người dân được giải quyết

Lúc trước, người dân ở ấp 1, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy từng ngán ngẫm khi di chuyển trên tuyến đường của ấp, vì nó xuống cấp trầm trọng, không khác gì đường mòn. Khi lãnh đạo cấp ủy, chính quyền thị trấn tổ chức tiếp xúc, đối thoại tại ấp 1, người dân mạnh dạn phản ánh tình trạng lộ làng hư hỏng và mong muốn sớm được tháo gỡ khó khăn này.

Để giải quyết khó khăn cho dân, cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp vận động xây dựng mới tuyến đường ở ấp 1 theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Theo đó, các hộ dân sinh sống trên tuyến tham gia hiến đất, vật kiến trúc, còn Nhà nước đầu tư kinh phí thực hiện bê tông hóa mặt đường. Nhờ sự đoàn kết, đồng lòng nên quá trình thi công đường được thuận lợi, trôi chảy. Đường mới mặt rộng 2,5m, dài 2,5km, kinh phí xây dựng 2,4 tỉ đồng đã đưa vào sử dụng vào đầu năm nay.

Người dân ấp 1, thị trấn Nàng Mau phấn khởi khi tuyến đường của ấp được xây dựng mới.

Giống như nhiều hộ khác, gia đình bà Trần Thị Hồng, ở ấp 1, thị trấn Nàng Mau tự nguyện hiến đất phục vụ cho việc xây đường. “Cấp ủy, chính quyền hứa sẽ giải quyết khi nghe chúng tôi phản ánh tuyến đường của ấp bị xuống cấp, đến nay đã làm được. Chúng tôi tin tưởng nên tự nguyện hiến đất để cùng với chính quyền xây dựng đường mới. Giờ chúng tôi cố gắng trồng hoa kiểng, cây cảnh góp phần xây dựng tuyến đường thêm đẹp”, bà Hồng chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Đủ, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Nàng Mau, cho biết, hàng năm, lãnh đạo thị trấn đề ra chỉ tiêu tổ chức 2 cuộc tiếp xúc, đối thoại với người dân và luôn thực hiện đạt chỉ tiêu này. Để các cuộc tiếp xúc, đối thoại mang lại hiệu quả thực chất, Đảng ủy, UBND thị trấn yêu cầu đại diện ngành chức năng của thị trấn cùng dự để ghi nhận, trả lời các ý kiến do người dân đặt ra thuộc lĩnh vực phụ trách.

Sau mỗi cuộc tiếp xúc, đối thoại, Ban Thường vụ Đảng ủy thị trấn đều có thông báo kết luận, trong đó yêu cầu UBND và các ngành của thị trấn phải giải quyết, trả lời đến nơi, đến chốn các ý kiến người dân đặt ra thuộc thẩm quyền; vấn đề vượt thẩm quyền thì kiến nghị về trên để trả lời cho người dân được rõ. Nhờ đó, hầu hết các ý kiến, kiến nghị của người dân tại các cuộc tiếp xúc, đối thoại đều được giải quyết, trả lời.

Không riêng thị trấn Nàng Mau, cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện Vị Thủy luôn quan tâm thực hiện tốt Quyết định số 1681 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. 5 năm qua, đối với cấp huyện đã tiếp xúc, đối thoại được 14 cuộc, có hơn 1.800 đại biểu tham dự, ghi nhận hơn 6.400 lượt ý kiến (trong đó hơn 6.300 ý kiến qua phiếu và hơn 100 ý kiến trực tiếp). Đối tượng tiếp xúc, đối thoại là Nhân dân, cán bộ, công chức ở bộ phận một cửa các xã, thị trấn, giáo viên, bí thư chi bộ, trưởng ban công tác Mặt trận ấp, bí thư chi đoàn và chi hội trưởng các đoàn thể ấp.

Riêng cấp xã tổ chức được 93 cuộc tiếp xúc, đối thoại, có 5.078 đại biểu tham dự, ghi nhận 3.491 ý kiến (trong đó có 2.835 ý kiến qua phiếu, 656 ý kiến trực tiếp). Nội dung tiếp xúc, đối thoại liên quan đến xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ, đoàn thể ở cơ sở… Sau tiếp xúc, đối thoại có thông báo kết luận của chủ tọa và thông báo kết luận của ban thường vụ cấp ủy, trong đó làm rõ những vấn đề đã giải quyết, còn những vấn đề chưa giải quyết thì tiếp tục phân công các ngành, địa phương tiếp tục phối hợp tháo gỡ.

Theo ông Nguyễn Thanh Tươi, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện ủy Vị Thủy, thông qua các cuộc tiếp xúc, đối thoại giúp lãnh đạo các địa phương nắm chắc tình hình Nhân dân và có hướng điều chỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành, vận động cho hợp lòng dân, tạo được sự đồng thuận cao. Đồng thời, giúp cán bộ từ huyện đến cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các phong trào ở địa phương. Nhờ đó, công tác dân vận của cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang và của MTTQ, đoàn thể ngày càng hiệu quả hơn.

Coi trọng công tác nắm bắt tình hình Nhân dân

Xác định công tác tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân là nội dung quan trọng, yếu tố then chốt trong việc thực hành dân chủ, nên các cấp ủy đảng đã triển khai, thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Quyết định số 1681 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Nội dung, lĩnh vực, đối tượng của các cuộc tiếp xúc, đối thoại đi vào trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề Nhân dân bức xúc, quan tâm. 

Hàng năm, người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đều tổ chức tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân ít nhất 2 cuộc. Qua 5 năm thực hiện Quyết định số 1681, đã tổ chức được 779 cuộc, có 61.700 lượt Nhân dân tham dự, với 176.386 ý kiến, đề xuất, kiến nghị.

Thông qua hoạt động này, người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền có điều kiện nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Đây cũng là dịp thông tin, tuyên truyền, giải thích để Nhân dân hiểu rõ, nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đặc biệt, sau tiếp xúc, đối thoại, các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên rà soát, giải quyết, đề ra lộ trình giải quyết các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của Nhân dân. Kết quả, đã giải quyết được 176.277/176.386 ý kiến, đề xuất, kiến nghị đạt tỷ lệ 99,94%.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, cho rằng tiếp xúc, đối thoại là diễn đàn trao đổi, thảo luận dân chủ để đi đến thống nhất và tạo sự đồng thuận trong xã hội. Hoạt động này trở thành việc làm thường xuyên, nền nếp từ tỉnh đến cơ sở; là nội dung quan trọng trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, được cụ thể hóa trong công tác của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh.

Việc tổ chức các hội nghị tiếp xúc, đối thoại thể hiện sự chủ động của cấp ủy, chính quyền trong nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, đi trước một bước trong công tác tuyên truyền, vận động, tạo đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trước những vấn đề quan trọng tại địa phương, nhất là ở cơ sở.

Mặc dù vậy, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng một số cấp ủy, chính quyền cơ sở tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại còn mang tính hình thức, chưa đảm bảo quy trình, quy định, do đó hiệu quả tiếp xúc, đối thoại còn thấp. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và các địa phương từng lúc, từng nơi chưa được chặt chẽ, nên trong quá trình tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân còn có vấn đề chậm, chung chung.

Vì vậy, thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu tiếp tục triển khai và thực hiện đầy đủ các nội dung theo tinh thần Quyết định số 1681 gắn với việc thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh về vai trò của cấp ủy, chính quyền trong phát huy dân chủ trong Nhân dân đóng góp cho cấp ủy, chính quyền. Tăng cường chỉ đạo việc phối hợp giữa các ngành trong thực hiện các kết luận của chủ tọa sau tiếp xúc, đối thoại. Đổi mới công tác lấy ý kiến Nhân dân, nhằm khuyến khích có nhiều ý kiến đóng góp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền.

Bí thư Tỉnh ủy lưu ý phải coi trọng công tác nắm bắt tình hình Nhân dân; tăng cường tiếp xúc, đối thoại và phát huy tốt quyền làm chủ của người dân; đồng thời, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của bà con và chỉ đạo trả lời, giải quyết dứt điểm…

TRƯỜNG SƠN