【xem tỷ số cúp c2】Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong cải cách hành chính

thủ tục hải quan

Cán bộ hải quan kiểm tra hàng hóa. Ảnh: T.T

CCHC được người dân và doanh nghiệp ghi nhận

Thời gian qua,ắntráchnhiệmngườiđứngđầutrongcảicáchhànhchíxem tỷ số cúp c2 thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về CCHC, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CCHC. Nhờ đó đã đạt được những kết quả tích cực, được xã hội, người dân và doanh nghiệp ghi nhận.

Công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) có những tiến bộ qua từng năm; nhiều văn bản QPPL trong các lĩnh vực tài chính được ban hành kịp thời đã tạo khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu cải cách. Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được triển khai quyết liệt, nhiều thủ tục được loại bỏ, đơn giản hóa, cắt giảm thời gian thực hiện, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh.

Chỉ thị nêu rõ, tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính được đổi mới, sắp xếp để phù hợp với yêu cầu quản lý; đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, trình độ cơ bản đã đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ; công tác tài chính công có nhiều cải cách; công tác hiện đại hóa ngành Tài chính được coi trọng, từng bước được đầu tư trang bị, nâng cấp hiện đại hóa trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa trong giải quyết TTHC và công tác quản lý.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác CCHC vẫn còn nhiều hạn chế. Theo đó, tính ổn định của hệ thống văn bản QPPL về tài chính còn chưa cao, một số văn bản phải liên tục sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự biến động và phát triển của xã hội, tiến độ xây dựng chưa đảm bảo, tình trạng nợ đọng văn bản còn diễn ra; cải cách TTHC còn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế…

Nguyên nhân của hạn chế nêu trên gồm cả chủ quan và khách quan nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là người đứng đầu đơn vị chưa coi trọng công tác CCHC; việc tổ chức thi hành các nhiệm vụ CCHC còn thiếu sự đồng bộ, toàn diện, trong phối hợp triển khai công việc còn thiếu sự kết nối, bổ trợ lẫn nhau giữa các đơn vị.

Phấn đấu chỉ số cải cách đạt chuẩn ASEAN 4

Để khắc phục những hạn chế và đẩy mạnh triển khai công tác CCHC trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phấn đấu các chỉ số cải cách đạt chuẩn xếp hạng các nước ASEAN 4 và hướng tới tiêu chuẩn của các nước OECD, tại Chỉ thị số 02/CT-BTC, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm CCHC. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu: Tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện CCHC; phát huy tính sáng tạo, nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; cải cách TTHC, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn hiệu lực, hiệu quả.

Ngoài ra, cần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài chính đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ; cải cách tài chính công theo hướng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực góp phần đảm bảo an ninh tài chính; chủ động triển khai, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0; chủ động triển khai, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0.

Để nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, Bộ trưởng yêu cầu thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm tổ chức hiệu quả các nhiệm vụ về CCHC được giao. Kết quả đạt được hàng năm là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, trách nhiệm thực thi công vụ của công chức, năng lực lãnh đạo điều hành của thủ trưởng đơn vị và là một trong các tiêu chí để bổ nhiệm cán bộ, đánh giá bình xét danh hiệu thi đua khen thưởng cho tập thể và cá nhân.

Bộ trưởng chỉ thị, cần cải cách TTHC, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Trong đó, tiếp tục rà soát, kiến nghị cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, TTHC, trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi các văn bản QPPL. Thực hiện tốt việc công bố, công khai các quy trình, TTHC trong lĩnh vực tài chính. Tập trung phấn đấu giảm thời gian thực hiện TTHC trong lĩnh vực thuế, hải quan bằng hoặc vượt mức trung bình của các nước ASEAN-4 và hướng tới mục tiêu các nước OECD.

Để thực hiện hiệu quả công tác CCHC, Bộ trưởng đã giao nhiệm vụ đến từng đơn vị cụ thể. Văn phòng Bộ là đơn vị theo dõi đôn đốc, tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị, định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ về kết quả thực hiện tại các cuộc họp giao ban Bộ./.

6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã phối hợp thống kê, tập hợp, rà soát, đánh giá 38 TTHC thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính nhằm phát hiện để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định về TTHC không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, không đáp ứng được các nguyên tắc về quy định TTHC.

Đã thực hiện rà soát, chuẩn hóa 960 TTHC thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính, loại bỏ dữ liệu TTHC dư thừa, trùng lặp và thực hiện đăng tải, công khai các TTHC lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, đảm bảo công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tra cứu, theo dõi và giám sát.

Minh Anh