Tăng trưởng kinh tế số từ thương mại điện tử bền vững Xây dựng sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh,ươngmạiđiệntửtăngtrưởngnhanhnhưngbộclộnhiềuyếutốkhôngbềnvữsoi kèo sapporo thành Cục Thuế TPHCM phát hiện gần 4.500 trường hợp bán hàng TMĐT vi phạm |
Thương mại điện tử tăng trưởng nhanh. |
Tại diễn đàn “Hoàn tất đơn hàng 2023 - Hướng tới thương mại điện tử xanh”, do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức ngày 21/7, bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ trong thời gian qua. 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu TMĐT bán lẻ tại Việt Nam ước đạt 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Tuy thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhưng đang bộc lộ nhiều yếu tố không bền vững, đặc biệt là những tác động xấu tới môi trường. Cụ thể, trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, có 2 khâu tác động xấu tới môi trường, bao gồm: khâu giao hàng (liên quan đến xe cộ chạy trên đường thải lượng lớn khí carbon) và khâu đóng gói: hộp carton, bao bì ni lông, màng xốp hơi, hộp xốp, đồ nhựa dùng một lần. Những tác động xấu này còn ở mức độ cao hơn trong trường hợp giao hàng siêu tốc.
“Việc tối ưu hoá chi phí vận chuyển giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, cũng như đóng góp đáng kể vào việc giảm lượng phát thải từ hoạt động vận chuyển”- bà Lê Hoàng Oanh nhấn mạnh.
Trước thách thức trên, tại diễn đàn, các diễn giả đã trao đổi về chiến lược phát triển thương mại điện tử bền vững, tối ưu hoá hoạt động logistics bảo vệ môi trường, kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn và hàm ý cho thương mại điện tử, chiến lược phát triển bưu chính bền vững, xây dựng hệ sinh thái logistics bền vững cho thương mại điện tử, xanh hoá logistics – hướng đi quan trọng cho phát triển bền vững, trao đổi các chính sách, giải pháp để dịch vụ logistics và hoàn tất đơn hàng xanh hơn trong giai đoạn tới.
Các chính sách về kinh tế số và thương mại điện tử hiện tại đều tập trung vào các giải pháp phát triển nhanh. Trong bối cảnh đó, các đại biểu tham dự diễn đàn đã thảo luận về sự cần thiết phải triển khai mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu và đào tạo nhằm hậu thuẫn cho việc ban hành chính sách và pháp luật thúc đẩy phát triển kinh tế số và thương mại điện tử bền vững, thân thiện môi trường cho những năm tới. Nhiều giải pháp cụ thể liên quan tới doanh nghiệp thương mại điện tử, logistics, hoàn tất đơn hàng và người tiêu dùng đã được thảo luận.