Cập nhật mới nhất nơi có thể mua khẩu trang hàng chuẩn,ấpkhẩutrangvảikhángkhuẩnrathịtrườxem lại trận bóng đá đúng giá | |
Loạt 'ông lớn' dệt may dốc lực sản xuất khẩu trang | |
Vinatex ưu tiên sản xuất khẩu trang, phát miễn phí gần 500.000 chiếc |
Dự kiến, tính đến hết tháng 2, Vintex sẽ cung ứng ra thị trường 5,5 – 6 triệu sản phẩm khẩu trang sử dụng vải kháng khuẩn. Ảnh: Internet |
Mỗi ngày, Vinatex sản xuất 10 tấn vải không dệt kháng khuẩn để cung ứng cho các đơn vị sản xuất khẩu trang sử dụng 1 lần (tương ứng khoảng 3 triệu chiếc khẩu trang 1 ngày).
Khẩu trang do các doanh nghiệp thuộc Vinatex sản xuất sẽ được ưu tiên cung ứng cho các đơn hàng đến từ các tổ chức lớn các tỉnh thành trong cả nước và họ có trách nhiệm phân phối đúng đối tượng có nguy cơ cao, ưu tiên sử dụng khẩu trang trước, như y tế, quân đội, hàng không, ngân hàng, trường học… Chỉ 10% số lượng hàng sản xuất được đưa ra thị trường bán lẻ.
Tại 5 điểm bán lẻ của Vinatex trên thị trường Hà Nội, mỗi ngày cung ứng từ 3.000 - 6.000 khẩu trang, chỉ bán cho mỗi khách 5 chiếc, để đảm bảo trung bình mỗi ngày có 600 – 1.200 khách có thể mua được hàng.
Về lý do trong hai tuần vừa qua, số lượng khẩu trang hợp chuẩn ở tình trạng cung không đủ cầu, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex cho hay: Với cơ sở ban đầu là các doanh nghiệp may, Vinatex thuận lợi hơn tất cả các đơn vị khác khi sản xuất mặt hàng này. Mặc dù vậy, khẩu trang không phải là mặt hàng Vinatex đang sản xuất, do đó muốn sản xuất được cần có thời gian chuẩn bị từ 3-5 ngày cho quá trình sản xuất.
"Điều quan trọng hơn trong điều kiện hiện nay, việc nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất khẩu trang càng ngày càng khó khăn. Chúng tôi tập trung sử dụng vải kháng khuẩn áp dụng công nghệ của Nhật Bản đang được làm cho quần áo sơ sinh và quần áo trong bệnh viện mà Dệt Kim Đông Xuân đã hợp tác sản xuất với Nhật Bản gần 30 năm nay", ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh.
Ngoài ra, trong những ngày đầu sản xuất, Dệt Kim Đông Xuân và các đơn vị thành viên khác chỉ đạt chừng 1/6 công suất và đến ngày 10/2 mới có thể đạt tối đa công suất (mỗi công nhân may được 400 khẩu trang/ngày).
Ngoài việc sản xuất khẩu trang, Dệt Kim Đông Xuân cũng khẩn trương sản xuất vải dệt kim kháng khuẩn với công suất dự kiến là 10 - 12 tấn/ngày. Tuy nhiên, công đoạn xử lý chất kháng khuẩn sẽ tốn thời gian và khó có thể làm nhanh.
Vải sau sản xuất và xử lý kháng khuẩn sẽ được chuyển tới các đơn vị miền Bắc và miền Trung trong hệ thống doanh nghiệp may của Vinatex để sản xuất phục vụ nhân dân trong vùng.
Trong tuần tới, từ 17-24/2, số lượng khẩu trang được sản xuất sẽ được nâng cao do sự tham gia và tăng năng lực sản xuất khẩu trang của các đơn vị như May Nam Định, May Nhà Bè, May Hồ Gươm, Dệt May Huế… và do năng suất may khẩu trang được nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất.
Dù vậy, tình trạng khan hàng ra thị trường cũng chưa thể giải quyết hoàn toàn. Dự kiến, tính đến hết tháng 2, toàn Tập đoàn sẽ cung ứng ra thị trường 5,5 – 6 triệu sản phẩm khẩu trang sử dụng vải kháng khuẩn, cũng như cung ứng mỗi ngày 10 tấn vải không dệt để các đơn vị may khẩu trang y tế.
Vinatex đã triển khai sản xuất khẩu trang tại các đơn vị trực thuộc. Cụ thể tại miền Bắc: Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân, Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội, Tổng công ty May 10 – CTCP, Tổng công ty Đức Giang – CTCP, Tổng công ty May Hưng Yên – CTCP, Công ty CP May Nam Định, Tổng công ty CP Dệt May Nam Định. Tại miền Trung: Tổng công ty CP Dệt May Hòa Thọ, Tổng công ty CP Dệt May Huế. Tại miền Nam: Công ty CP May Đồng Nai, Tổng công ty CP Dệt Kim Đông Phương, Tổng công ty CP May Việt Tiến, Tổng công ty CP May Nhà Bè. Tính đến nay, Vinatex và các đơn vị thành viên đã trao tặng 150.000 khẩu trang kháng khuẩn. Trong đó: Lực lượng Bộ đội biên phòng 5.000 chiếc; tỉnh Vĩnh Phúc 5.000; tỉnh Thái Nguyên 2.000; May 10 phát miễn phí 50.000 chiếc cho người dân trước cổng Tổng công ty; Dệt May Huế tặng 70.000 chiếc cho người dân trên địa bàn… |