【soi kèo coventry city】Ngân hàng, VAMC không được thuê các công ty dịch vụ đòi nợ
Chỉ thu giữ tài sản đảm bảo với tài sản không bị tranh chấp,ânhàngVAMCkhôngđượcthuêcáccôngtydịchvụđòinợsoi kèo coventry city kê biên
Tại báo cáo giải trình về tính pháp lý của dự thảo Nghị quyết, UBTVQH cho biết, Khoản 2 Điều 15 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định, Nghị quyết được ban hành để thí điểm các chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh, hoặc khác với quy định của luật hiện hành. Như vậy, việc ban hành Nghị quyết là có cơ sở pháp lý, bảo đảm tính hợp hiến. Đối tượng áp dụng Nghị quyết gồm cả các ngân hàng chính sách.
Một trong những nội dung quy định đặc thù nhận được nhiều ý kiến đóng góp của dự thảo Nghị quyết là việc thu giữ tài sản đảm bảo (TSĐB). UBTVQH đã bổ sung nội dung "Việc thu giữ TSĐB theo quy định tại Điều này chỉ thực hiện đối với TSĐB không có tranh chấp, không đang bị kê biên trong vụ án hình sự” như ý kiến đại biểu đóng góp.
Về ý kiến cần quy định chặt chẽ để việc thu giữ TSĐB không ảnh hưởng đến quy định của Hiến pháp về quyền công dân, quyền nhà ở của công dân, UBTVQH giải trình, theo quy định tại Nghị quyết, việc thực hiện quyền thu giữ TSĐB được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện đã có tại hợp đồng bảo đảm giữa các bên. Như vậy, việc TCTD thu giữ TSĐB là nhà ở của người bảo đảm hoặc người giữ TSĐB (chủ nhà) về nguyên tắc đã được người bảo đảm hoặc người giữ TSĐB (chủ nhà) đồng ý theo thỏa thuận thu giữ tại hợp đồng bảo đảm đã ký. Do vậy, việc thực hiện các quyền này không xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở theo quy định tại Hiến pháp.
Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết đã được chỉnh lý theo hướng minh bạch thông tin việc thu giữ, đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Đồng thời, quy định phù hợp hơn về thẩm quyền của UBND cấp xã, cơ quan công an, kéo dài thời gian thông báo để người có tài sản bị thu giữ có thêm thời gian sắp xếp việc chuyển giao TSĐB.
Trường hợp TSĐB dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, theo Luật Dân sự, việc xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và các bên nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý TSĐB. Việc thu giữ TSĐB chỉ áp dụng nếu giao dịch bảo đảm thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 7 dự thảo Nghị quyết. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được quy định tại Điều 308 Bộ luật Dân sự.
VAMC, ngân hàng được nhận thế chấp dự án BĐS chưa có giấy chứng nhận QSDĐ
Tiếp thu một ý kiến khác của đại biểu đề nghị quy định TCTD và VAMC cần trực tiếp thu giữ tài sản bảo đảm mà không được ủy quyền hoặc thuê các công ty dịch vụ đòi nợ, dự thảo Nghị quyết thể hiện theo hướng bên cạnh việc tự thực hiện thu giữ, TCTD chỉ ủy quyền việc thu giữ TSĐB cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc TCTD đó; tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu chỉ được ủy quyền thu giữ TSĐB cho TCTD bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc TCTD bán nợ.
Một số ý kiến đại biểu cũng cho rằng dự án bất động sản (BĐS) chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không được thế chấp, chỉ nên cho phép bán dự án BĐS đủ điều kiện. Về nội dung này, UBTVQH cho biết pháp luật hiện hành cho phép thế chấp, nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương lai.
Theo quy định tại Điều 148 của Luật Nhà ở năm 2015, VAMC và TCTD được nhận thế chấp dự án BĐS khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi khách hàng không trả được nợ, về nguyên tắc, VAMC và TCTD được quyền xử lý TSĐB đã nhận thế chấp hợp pháp. Do vậy, nếu yêu cầu VAMC, TCTD đáp ứng đầy đủ điều kiện chuyển nhượng dự án BĐS theo Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 thì VAMC và TCTD không thể xử lý, chuyển nhượng nhiều khoản nợ xấu có TSĐB là dự án BĐS hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Do đó, UBTVQH cho rằng việc quy định như dự thảo Nghị quyết là phù hợp và cần thiết để tăng hiệu quả xử lý nợ xấu.
Ngoài ra, về quy định kê biên TSĐB của bên phải thi hành án, có ý kiến cho rằng quy định như dự thảo Nghị quyết là bất bình đẳng do cùng một tài sản có nhiều chủ nợ, TCTD chỉ là một chủ nợ, trong khi TCTD được quyền xử lý, các chủ nợ khác thì không có quyền này, quy định này còn làm vô hiệu bản án của Tòa án.
Theo giải trình của UBTVQH, về nguyên tắc, nghĩa vụ có bảo đảm là nghĩa vụ được ưu tiên thanh toán trước các nghĩa vụ không có bảo đảm. Việc kê biên tài sản có thể ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của tất cả các bên, đặc biệt trong trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay hoặc là nguồn thu nhập chính để trả nợ cho TCTD. Nếu TSĐB nào cũng có thể bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ thi hành bản án khác thì sẽ mất đi ý nghĩa là “tài sản bảo đảm” thực hiện nghĩa vụ bảo đảm cho khoản vay. Việc áp dụng quy định tại Điều này không làm vô hiệu bản án của Tòa án đã tuyên trước thời điểm Nghị quyết có hiệu lực.
Ngoài ra, dự thảo cũng tiếp thu, bỏ khoản 3 và khoản 4 Điều 15 về miễn thuế, phí khi thu hồi nợ xấu, để phù hợp với nguyên tắc không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu. Đồng thời, chỉnh lý lại Điều 15 theo hướng khẳng định rõ trách nhiệm của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế liên quan đến chuyển nhượng TSĐB theo quy định của pháp luật.
Thảo luận tại hội trường, nhìn chung các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý. Các đại biểu tham gia nhiều ý kiến vào nội dung của dự thảo và đề nghị UBTVQH chỉ đạo rà soát thêm các điều, các khoản trong dự thảo nghị quyết cho chặt chẽ và hợp lý. Các đại biểu đặc biệt thảo luận nhiều về khái niệm nợ xấu. Hiện nay, dự thảo đề xuất có 2 phương án nhưng cũng có đại biểu đề xuất thêm phương án thứ 3, lấy thời điểm áp dụng trung dung là 31/12/2017. Các phương án này sẽ được UBTVQH gửi xin phiếu đại biểu Quốc hội để cho ý kiến. Các đại biểu Quốc hội cũng thảo luận và góp ý kiến nhiều nội dung, đặc biệt nhấn mạnh việc không dùng NSNN để xử lý nợ xấu. |
H.Y