【soi kèo mu vs】Chú trọng nâng cao hiệu quả thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia

Hơn 4,útrọngnângcaohiệuquảthựchiệnCơchếmộtcửaquốsoi kèo mu vs95 triệu hồ sơ thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
Hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý theo Cơ chế một cửa quốc gia
Hơn 400 thông tin của 21 bộ, ngành được kết nối qua Cơ chế một cửa quốc gia
Chú trọng nâng cao hiệu quả thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Quang Hùng.

Hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối

Phiên họp đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm của Ủy ban 1899.

Báo cáo tại phiên họp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành, đại diện Cơ quan Thường trực Ủy ban 1899 cho biết, đến hết 30/6/2022, có hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, với 249 thủ tục của 13 bộ, ngành với 4,95 triệu hồ sơ.

Về triển khai ASW và kết nối ngoài ASEAN, Việt Nam đã trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ C/O mẫu D theo phương thức điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN...

“Triển khai NSW tiếp tục nhận được đánh giá tích cực từ doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước; đem lại hiệu quả thiết thực cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, người dân...”, Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành báo cáo.

Đối với công tác kiểm tra chuyên ngành, phát triển hoạt động logistics đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Về nhiệm vụ những tháng cuối năm, đối với thực hiện NSW và ASW, phấn đấu hoàn thành triển khai toàn bộ nội dung công việc theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban 1899. Đồng thời xây dựng kế hoạch hành động triển khai ASW, NSW, thúc đẩy công nghiệp logistics và tạo thuận lợi thương mại.

Giải pháp trọng tâm đặt ra là: Hoàn thành kết nối các thủ tục hành chính qua NSW, ASW theo kế hoạch; Tổng cục Hải quan thực hiện tốt nhiệm vụ điều phối trong thực hiện NSW, ASW và kiểm tra chuyên ngành; xây dựng và triển khai kế hoạch hành động triển khai NSW, thúc đẩy công nghiệp logistics và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2022 - 2026...

Đồng thời trình cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị định về kết nối, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực XNK, quá cảnh hàng hóa; xuất nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện theo NSW.

Xây dựng và triển khai Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống CNTT phục vụ triển khai NSW, ASW theo định hướng xử lý tập trung.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, các bộ, ngành trong triển khai ASW, NSW...

Về cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tiếp tục thực hiện các mục tiêu đã được Chính phủ giao, đặc biệt tại Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2018; Quyết định 1254/QĐ-TTg và Quyết định 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

Đối với nhiệm vụ tạo thuận lợi thương mại và thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), triển khai đầy đủ các cam kết có lộ trình thực hiện đến hết 31/12/2023 và 31/12/2024. Cụ thể, xác định các khoảng cách về pháp lý giữa quy định trong nước và nội dung cam kết và sửa đổi/bổ sung (nếu có)... tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ để triển khai cam kết...

Tại phiên họp, theo ủy quyền của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã phát biểu giải đáp, làm rõ thêm các kiến nghị, đề xuất của các bộ, ngành liên quan đến thực hiện NSW, ASW, kiểm tra chuyên ngành và phát triển hoạt động logistics.

Gắn số lượng với chất lượng

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh ghi nhận, biểu dương nỗ lực của các bộ, ngành trong thực hiện NSW, ASW, kiểm tra chuyên ngành và thúc đẩy phát triển hoạt động logistics thời gian qua.

Ngoài các kết quả đạt được, Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, tồn tại và yêu cầu các bộ, ngành cần khẩn trương có giải pháp khắc phục. Đơn cử như liên quan đến thực hiện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

“Vẫn còn tình trạng trùng chéo về kiểm tra giữa các bộ, ngành với một số mặt hàng; hay việc kiểm tra dàn trải; kiểm tra nhiều nhưng phát hiện vi phạm ít; trình tự, thủ tục kiểm tra còn phức tạp...”, Phó Thủ tướng nói.

Về nhiệm vụ những tháng cuối năm, cơ bản đồng tình với dự thảo báo cáo, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, ý kiến góp ý tại cuộc họp để có giải pháp thực hiện hiệu quả.

Đặc biệt, các bộ, ngành cần có sự rà soát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện thủ tục hành chính đã kết nối. “Thủ tục nào đã triển khai nhưng không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp do có ít hồ sơ, doanh nghiệp thực hiện cần đề xuất cắt bỏ”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.