【kqbd giao hữu hôm nay】Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được tu bổ, tôn tạo thế nào?
VHO - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế vừa khởi công triển khai dự án “Bảo quản,áiMiếuĐạiNộiHuếsẽđượctubổtôntạothếnàkqbd giao hữu hôm nay tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” sau nhiều năm di tích này bị xuống cấp, hiện trạng hoang tàn. Trong đợt này của giai đoạn 1, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ dành 52 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để triển khai dự án.
Di tích Thái Miếu nằm ở phía Đông Nam của Hoàng thành Huế, được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1804, là nơi thờ 9 chúa Nguyễn. Công trình này đối xứng với Thế Miếu ở góc Tây Nam, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn.
Là những công trình có quy mô nhất
Tổng thể của di tích Thái Miếu là một tổ hợp kiến trúc với hơn 10 hạng mục công trình được xây dựng trên khuôn viên hơn 14.900m2. Trong đó, công trình chính Thái Tổ Miếu có kiến trúc gỗ được xây dựng theo lối nhà kép “trùng thiềm điệp ốc”, và là công trình gỗ quy mô lớn nhất trong Hoàng thành Huế với tiền điện có 15 gian hai chái, chính điện 13 gian hai chái. Trong năm miếu thờ ở Hoàng thành Huế, Thái Miếu là di tích được xây dựng sớm nhất và có quy mô lớn nhất.
Trải qua nhiều biến động của lịch sử, di tích Thái Miếu đã bị phá hủy vào năm 1947. Năm 1972, bà Từ Cung (tức Đoan Huy Hoàng Thái hậu) cùng con cháu Nguyễn Phúc tộc đã quyên góp kinh phí và xây dựng lại công trình chính của Thái Miếu với quy mô nhỏ hơn ngay trên nền của công trình cũ. Tuy nhiên, nhiều năm qua, công trình này cũng bị xuống cấp, hoang tàn, gần sụp đổ. Nhiều công trình khác trong khuôn viên di tích cũng vào cảnh tương tự, gần như không mấy du khách biết đến. Bài vị của các chúa Nguyễn cũng được đưa đến Triệu Miếu (nằm phía Bắc của Thái Miếu) để thờ cúng.
Theo đại diện Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, mặc dù phần lớn các công trình trong cụm di tích này đã bị phá hủy, nhưng căn cứ vào các miêu tả bằng chữ viết và hiện trạng nền móng đang còn tồn tại, công tác phục hồi được tiến hành sẽ tái hiện toàn bộ một miếu thờ quan trọng bậc nhất dưới triều Nguyễn. Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” được triển khai sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới. Khu vực Thái Miếu hoàn thiện sẽ phục dựng lại các nghi thức lễ tế, tái hiện lại một phần di sản phi vật thể đang được lưu truyền và sẽ là hạt nhân trong việc khai thác du lịch của khu vực Thái Miếu - Triệu Miếu, vốn bị để ngỏ suốt thời gian dài do sự xuống cấp của các công trình.
Trước đó, năm 2021, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua Nghị quyết số 35/NQ-HĐND về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” với tổng kinh phí 272,7 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương và nguồn vốn hợp pháp khác. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 của Thừa Thiên Huế, dự án này được bố trí 100 tỉ đồng, gồm 50 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương và 50 tỉ đồng từ nguồn thu phí tham quan di tích. Tuy nhiên, do dự án không kịp thời được phê duyệt trong năm 2021 và 2022 nên nguồn dự phòng của Trung ương đã hủy dự toán và thu hồi. Cuối năm 2023, để triển khai bảo tồn tu bổ di tích Thái Miếu, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Nghị quyết điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn của dự án là từ ngân sách tỉnh.
Bao giờ mới được phục dựng?
Tuy nhiên, mức kinh phí cho dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” đợt 1 lần này là 52 tỉ đồng nên phạm vi thực hiện chủ yếu tập trung đầu tư vào các công trình đang xuống cấp nghiêm trọng có thể sập đổ bất cứ lúc nào và ưu tiên xóa bỏ không gian hoang phế trong khu vực tôn nghiêm của Thái Miếu.
Cụ thể, đối với công trình di tích Thái Tổ Miếu hiện hữu, sẽ hạ giải, phân loại đánh giá và bảo quản, lưu giữ hiện vật thuộc công trình. Công trình này có diện tích 1.917m2 (71m x 27m), hạ giải hệ thống lan can, tường móng mặt Nam, di chuyển toàn bộ hệ thống cây xanh và vật liệu không đúng vị trí, sai quy cách ra khỏi khu vực nền Thái Tổ Miếu, trang trí ô hộc lát đá Thanh bó vỉa khu vực tiền điện. Đồng thời tu bổ, phục hồi các mặt tường móng xung quanh; gia cố toàn bộ hệ thống chân tảng, cân chỉnh hệ thống chân tảng; chống mối nền và đổ bê tông nền cho công trình.
Di tích Thái Miếu Môn (có diện tích 54m2) sẽ được gia cố nền móng, chống ẩm nền; cân chỉnh và tu bổ phần nền, bậc cấp bên trong và bên ngoài cổng. Bóc tách phần vữa bị mủn mục, tô trát phục hồi bằng vữa tam hợp, bả màu hoàn thiện. Phục hồi hệ mái, phục hồi các họa tiết trang trí. Phục hồi hệ thống cửa bằng gỗ nhóm II, chống mối cho cấu kiện gỗ. Dự án của giai đoạn này cũng sẽ bảo tồn, tu bổ, phục hồi hệ thống cổng và tường thành trong khu vực Thái Miếu bao gồm: Diên Hy Môn, Quang Hy Môn, Túc Tướng Môn, Hiển Thừa Môn. Bảo vệ vết tích nền với tổng diện tích 1.078m2 của các công trình Tả Tùng Tự, Hữu Tùng Tự, Mục Tư Điện; Thổ Công Từ và Tuy Thành Các. Đồng thời, tu bổ và phục hồi sân nền, đường dạo và lắp đặt hệ thống cấp điện, cấp thoát nước trong khu vực di tích Thái Miếu. Quy hoạch và bảo tồn các cây cổ thụ hiện hữu, tôn tạo cảnh quan và hệ thống cây xanh trong khu vực…
Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, đợt 1 của dự án sẽ được triển khai trong gần 4 năm, do Công ty cổ phần Tu bổ di tích Trung ương - Vinaremon thi công. Dự án hoàn thành trong đợt này sẽ là một điểm tham quan về cảnh quan; còn quy mô của công trình Thái Tổ Miếu sẽ được phục dựng khi có đủ điều kiện.