Chỉ 56% cơ sở có nguy cơ cháy nổ tham gia
Sau những vụ hỏa hoạn chung cư xảy ra liên tiếp gần đây,ạtnặngnếukhôngmuabảohiểmcháynổbắtbuộkết quả vô địch bóng đá hà lan đặc biệt là vụ hỏa hoạn xảy ra tại chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương, có vẻ như BHCNBB mới được nhiều người quan tâm và tìm hiểu.
Theo ông Nguyễn Quang Huyền, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, BHCNBB được triển khai từ năm 2006 theo Nghị định số 130/2006/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP. Các văn bản pháp luật này đã tạo lập hành lang pháp lý minh bạch, thống nhất cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về BHCNBB và ý thức đề phòng hạn chế rủi ro cháy, nổ của các tổ chức, cá nhân, tạo công cụ cho các Bộ và các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý, giám sát BHCNBB.
Thực tế chứng minh, việc tham gia BHCNBB góp phần khắc phục thiệt hại về tài chính, nhanh chóng khôi phục điều kiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân.
Theo thông tin từ Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, thời gian qua, nhiều vụ cháy, nổ của các tổ chức tham gia bảo hiểm được các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, kịp thời, điển hình như: vụ cháy ở Công ty Meiko Eletrics Việt Nam tại Hà Nội năm 2012 đã bồi thường khoảng 520 tỷ đồng; các tổn thất xảy ra ngày 13-14/5/2014 do một số đối tượng gây rối tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh gây ra được bồi thường 1.080,5 tỷ đồng; vụ cháy ở Công ty Thaco Trường Hải tại Quảng Nam năm 2016 đã bồi thường khoảng 340 tỷ đồng; vụ cháy ở Công ty Kwong Lung Meko đầu năm 2017 tại Cần Thơ ước bồi thường khoảng 396 tỷ đồng...
Thông qua bồi thường bảo hiểm đã giúp các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do cháy, nổ chủ động khắc phục thiệt hại và khôi phục sản xuất, kinh doanh; qua đó góp phần đảm bảo môi trường đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài (vụ Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh).
Dù vai trò của BHCNBB không ai có thể phủ nhận nhưng theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), hiện nay trên toàn quốc mới chỉ có 43.693 cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ đã tham gia bảo hiểm. Số cơ sở tham gia này chỉ chiếm 56% tổng số cơ sở thuộc diện phải mua BHCNBB.
Không mua có thể bị phạt 100 triệu đồng
Theo quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhà chung cư phải mua BHCNBB.
Đáng chú ý, ngày 23/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2018/NĐ-CP quy định về BHCNBB. Theo đó, từ ngày 15/4/2018 cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên và doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện BHCNBB theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Ngoài việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định số 23/2018/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhà chung cư và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng.
Ông Nguyễn Quang Huyền cho biết: “Theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, trường hợp cơ sở thuộc diện phải mua BHCNBB mà không mua thì sẽ bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với cá nhân và từ 60–100 triệu đồng đối với tổ chức. Mặt khác, doanh nghiệp từ chối bán BHCNBB cho cá nhân, tổ chức cũng sẽ bị phạt tiền từ 40–50 triệu đồng (trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm được từ chối bán BHCNBB theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 23/2018/NĐ-CP)”.
Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, theo đại diện Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm, các đơn vị này có thể bị phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng khi từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Huyền cũng lưu ý, doanh nghiệp có quyền từ chối bán bảo hiểm nếu cơ sở chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật. Trường hợp khác là cơ sở không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đã quá 1 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.