【lecce vs torino】Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá hàng hoá nguyên liệu trở lại xu hướng tăng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/4: Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá quặng sắt tăng mạnh lên cao nhất 6 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy,ịtrườnghànghóahômnayngàyGiáhànghoánguyênliệutrởlạixuhướngtălecce vs torino đóng cửa hôm qua 25/4, trên tổng số 31 mặt hàng đang được giao dịch liên thông thế giới tại MXV, có 18 mặt hàng tăng giá và 13 mặt hàng giảm giá. Lực mua chiếm ưu thế hỗ trợ chỉ số hàng hóa MXV-Index chốt ngày tiếp tục tăng 0,26% lên 2.333 điểm, cao nhất trong vòng 9 tháng trở lại đây, đồng thời thoát khỏi xu hướng giằng co trong 2 tuần vừa qua. Giá trị giao dịch toàn Sở tăng mạnh 43% so với ngày trước đó, đạt gần 6.900 tỷ đồng.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá hàng hoá nguyên liệu trở lại xu hướng tăng

Giá dầu hồi phục

Kết thúc ngày 25/4, giá dầu phục hồi trở lại trước các biến động vĩ mô và rủi ro nguồn cung vẫn còn tiềm ẩn. Chốt ngày, dầu WTI tăng 0,92% lên 83,57 USD/thùng. Dầu Brent tăng 1,12% lên 89,01 USD/thùng.

Diễn biến giá liên tục giằng co trong phần lớn phiên giao dịch, thậm chí lực bán còn áp đảo ngay sau khi Mỹ công bố tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt 1,6% so với quý trước, thấp hơn dự báo tăng 2,5%, phản ánh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại có thể làm lu mờ triển vọng tiêu thụ dầu mỏ. Tuy nhiên, lực mua xuất hiện rõ rệt nhất vào những thời điểm cuối phiên, khi căng thẳng địa chính trị tại khu vực Trung Đông gia tăng trở lại.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá hàng hoá nguyên liệu trở lại xu hướng tăng
Bảng giá năng lượng

Mặc dù tạm thời chưa có sự ảnh hưởng tới nguồn cung dầu thô, nhưng bất kể các động thái cho thấy căng thẳng gia tăng đều tác động mạnh lên tâm lý của nhà đầu tư dầu thô. Điều này đã thúc đẩy giá dầu tăng trở lại.

Ngoài ra, nguồn cung của một số nước xuất khẩu có chiều hướng thu hẹp lại, cũng góp phần đẩy giá dầu đi lên. Iraq, thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết sẽ giữ mức trần xuất khẩu dầu thô 3,3 triệu thùng/ngày đến cuối năm nay bất kể các quyết định của OPEC trong tháng 6 sẽ như thế nào. Giới hạn tự áp đặt xuất khẩu là một phần trong cam kết của Iraq nhằm bù đắp cho việc vượt quá mục tiêu sản xuất 4 triệu thùng/ngày trong ba tháng đầu năm 2024.

Tại Nga, lượng dầu xuất khẩu từ các cảng phía Tây trong tháng 5 dự kiến sẽ giảm khoảng 1 triệu tấn, tương đương 13% so với tháng 4 do cam kết cắt giảm với OPEC+.

Bên cạnh đó, giá dầu nhận hỗ trợ mạnh trước thông tin Iran ấn định mức giá bán chính thức (OSP) đối với loại dầu thô nhẹ của mình xuất khẩu sang thị trường châu Á ở mức cao hơn 2,25 USD/thùng trong tháng 5, tương đương mức tăng 0,3 USD/thùng so với tháng 4, ngay trong bối cảnh nguồn cung tiếp tục thắt chặt.

Giá lúa mì cao nhất 3 tháng

Giá lúa mì dẫn dắt đà tăng của nhóm nông sản trong phiên hôm qua khi tăng thêm 1,22%, chạm mức cao nhất trong vòng 3 tháng. Theo MXV, bên cạnh những lo ngại về rủi ro gián đoạn thương mại do biến động địa chính trị, đà tăng của giá tiếp tục được thúc đẩy nhờ kết quả xuất khẩu tích cực của Mỹ.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá hàng hoá nguyên liệu trở lại xu hướng tăng
Bảng giá nông sản

Cụ thể, khối lượng bán lúa mì của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 18/4 đã tăng mạnh trở lại, đạt 339.598 tấn, từ mức âm được ghi nhận trong tuần trước, phản ánh sự hồi phục của nhu cầu tiêu thụ. Số liệu tích cực trên đã tạo hỗ trợ mạnh cho giá lúa mì trong phiên hôm qua và đẩy giá mặt hàng này ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp.

Ngoài ra, lo ngại về tình hình nguồn cung thắt chặt cũng gia tăng khi Ấn Độ, quốc gia vốn đang xuất khẩu lúa mì có thể sẽ phải quay trở lại nhập khẩu lần đầu tiên kể từ 2017. Chính phủ nước này đang chật vật để bổ sung kho dự trữ lúa mì, khi lượng thu mua từ đầu niên vụ tới hiện tại thấp hơn khoảng 25% so với cùng kỳ niên vụ trước. Tồn kho lúa mì của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 16 năm, sau khi mùa màng thất thu trong 2 năm liên tiếp khiến chính phủ phải bán lượng lúa mì dự trữ kỷ lục ra thị trường nhằm hạ nhiệt giá lương thực.

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng hôm qua 25/4, giá lúa mì nhập khẩu về cảng nước ta tương đối ổn định. Tại cảng Cái Lân, lúa mì Úc kỳ hạn giao quý II năm nay được chào bán trong khoảng 6.350-6.400 đồng/kg. Trong khi đó, giá lúa mì EU và Nam Mỹ dao động quanh mức 6.250 – 6.300 đồng/kg.

Giá một số hàng hóa khác

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá hàng hoá nguyên liệu trở lại xu hướng tăng
Bảng giá nguyên liệu công nghiệp
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá hàng hoá nguyên liệu trở lại xu hướng tăng
Bảng giá kim loại