【kết quả las palmas】Chuỗi kinh tế năng động, phát triển
Theo Quyết định số 2456/QĐ-TTg ngày 17/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Năm Căn đến năm 2030, Khu Kinh tế Năm Căn là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm khu công nghiệp - thương mại - dịch vụ và khu đô thị, nuôi trồng thuỷ sản kỹ thuật cao, dịch vụ du lịch sinh thái và các trung tâm tiếp vận của vùng.
Theo Quyết định số 2456/QĐ-TTg ngày 17/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Năm Căn đến năm 2030, Khu Kinh tế Năm Căn là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm khu công nghiệp - thương mại - dịch vụ và khu đô thị, nuôi trồng thuỷ sản kỹ thuật cao, dịch vụ du lịch sinh thái và các trung tâm tiếp vận của vùng.
Chủ tịch UBND huyện Năm Căn Trịnh Văn Lên cho biết, thời gian qua, nhiều công trình, dự án quan trọng đã được Trung ương, tỉnh, huyện đầu tư nhằm tạo nền tảng hướng tới mục tiêu xây dựng Khu Kinh tế Năm Căn đa ngành, đa lĩnh vực. Không chỉ vậy, để có hướng đi mới, nhanh và bền vững, huyện đã tổ chức hội thảo khoa học về phát triển đô thị Năm Căn với sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành.
Hạ tầng được kiện toàn
Ông Bùi Ngọc Chương, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội giám sát tiến độ thi công công trình cảng biển Năm Căn. |
Với vị trí địa lý khá thuận lợi cả đường bộ và đường thuỷ để kết nối với các tỉnh, thành trong khu vực ÐBSCL. Cùng với đó, những năm qua, Nhà nước đã đầu tư nhiều công trình, dự án trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: nâng cấp Quốc lộ 1, nâng cấp Cảng Năm Căn, đường Hồ Chí Minh nối dài từ Năm Căn đến Ðất Mũi, tuyến đường xuyên Á, tuyến đê biển Ðông, đê biển Tây… Song song đó là các trục giao thông thuỷ trên sông Cửa Lớn, sông Bảy Háp, kinh xáng Cái Nai, kinh Cái Ngay... tất cả đã tạo cơ hội để thu hút đầu tư xây dựng Khu Kinh tế Năm Căn. Ðồng thời, tạo nên chuỗi kết nối giao thương với các tỉnh trong khu vực. Theo Chủ tịch UBND huyện Năm Căn Trịnh Văn Lên, chính nhờ những lợi thế này đã góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện tăng bình quân hằng năm trên 19,64%.
Theo quy hoạch, Khu Kinh tế Năm Căn được xây dựng và phát triển với các ngành chủ chốt là công nghiệp cơ khí, đóng mới và sửa chữa tàu biển, công nghiệp chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu, công nghiệp và dịch vụ dầu khí, may mặc, vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng cùng các ngành công nghiệp bổ trợ khác. Ðồng thời, phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn ven biển và du lịch biển đảo, kinh tế cảng. Theo đó, khu công nghiệp tập trung của khu kinh tế sẽ đạt quy mô khoảng 500 ha vào năm 2030.
Chủ tịch UBND huyện Năm Căn Trịnh Văn Lên cho biết thêm, để đạt được mục tiêu trên, nhiều dự án về hạ tầng đang được thu hút và ưu tiên đầu tư như: Xây dựng tuyến đê biển Ðông - Tây; xây dựng tuyến đường trục chính trong khu kinh tế; mở rộng cảng Năm Căn; xây dựng nhà máy nước và hệ thống cấp nước tới các khu dân cư chính tại đô thị Năm Căn; xây dựng trạm biến áp 110 KV tại đô thị Năm Căn và hệ thống truyền tải điện đến các xã: Ðất Mới, Hàm Rồng, Hàng Vịnh… để hoàn thiện hạ tầng cho khu kinh tế.
Tiến tới chuỗi các đô thị
Theo quy hoạch, Khu Kinh tế Năm Căn phát triển theo mô hình chuỗi các đô thị và khu phi thuế quan lấy trục đường thuỷ là sông Cửa Lớn, kinh xáng Cái Nai và các tuyến đường bộ Quốc lộ 1, đê biển Ðông, đê biển Tây làm kết nối. Trong đó, bao gồm 3 đô thị chủ đạo là đô thị Năm Căn, đô thị Hàm Rồng và đô thị Ðất Mới liên kết với nhau theo trục Quốc lộ 1. Khu phi thuế quan gồm các khu quản lý Nhà nước, khu thương mại dịch vụ và công nghiệp gắn với Quốc lộ 1 và sông Cửa Lớn. Các điểm dân cư nông thôn tập trung bao gồm các trung tâm xã, các cụm, tuyến dân cư nông thôn được phân bố theo các tuyến giao thông bộ và giao thông thuỷ. Các vùng nông nghiệp, cảnh quan, không gian mở bao gồm các vùng sản xuất nông nghiệp, nuôi thuỷ sản chuyên canh, nuôi thuỷ sản kết hợp trồng rừng, không gian phát triển du lịch sinh thái và dịch vụ du lịch.
Theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, được xây dựng đến năm 2030, Khu Kinh tế Năm Căn nằm dọc theo hành lang trục Quốc lộ 1, có diện tích tự nhiên 11.000 ha, bao gồm thị trấn Năm Căn, xã Hàm Rồng, xã Hàng Vịnh và ấp Ông Do của xã Đất Mới. Khu Kinh tế Năm Căn là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm khu công nghiệp - thương mại - dịch vụ và khu đô thị, nuôi trồng thuỷ sản kỹ thuật cao, dịch vụ du lịch sinh thái và các trung tâm tiếp vận của vùng. |
Chủ tịch UBND huyện Năm Căn Trịnh Văn Lên thông tin thêm, thời gian tới, huyện sẽ kết hợp với Ban Quản lý dự án tỉnh trong công tác lập quy hoạch các phân khu chức năng và giải phóng mặt bằng để đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho khu kinh tế, hình thành các cụm dịch vụ, khu dân cư, khu đô thị. Phát huy lợi thế của cảng Năm Căn, cảng biển tổng hợp Hòn Khoai và khu phi thuế quan của khu kinh tế để phát triển các ngành nghề công nghiệp, thương mại và dịch vụ, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Ðồng thời, thực hiện có hiệu quả các giải pháp thu hút đầu tư, triển khai thực hiện các dự án đã đăng ký.
“Huyện sẽ tiến hành công bố và quản lý chặt chẽ quy hoạch xây dựng chi tiết đô thị Năm Căn và khu dân cư. Tăng cường tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố, giải toả chỉnh trang nhà ở ven sông. Tiếp tục mời gọi đầu tư theo phương thức xã hội hoá để xây dựng trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch… Từng bước hình thành và đưa Khu Kinh tế Năm Căn trở thành khu kinh tế động lực của tỉnh và khu vực”, ông Trịnh Văn Lên cho biết./.
Bài và ảnh: Nguyễn Phú