Giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đạt 36%
Theủtướngyêucầuthungânsáchvượtdựtoánítnhấkết quả bóng đá tối qua và sáng nayo người phát ngôn của Chính phủ, tại phiên họp thường kỳ, các thành viên Chính phủ đã dành nhiều thời gian thảo luận về việc sửa đổi một số luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ các rào cản cho doanh nghiệp (DN). Theo đó, sẽ tiếp tục cắt giảm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo danh mục của Luật Đầu tư và điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý.
Dự kiến sẽ bãi bỏ 67 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chuẩn hóa tên gọi 25 ngành nghề, bổ sung 14 ngành nghề. Đồng thời, các bộ cũng đề nghị mở rộng đối tượng được miễn giấy phép xây dựng, trong đó có các công trình xây dựng thuộc dự án phát triển đô thị, nhà ở đã có quy hoạch chi tiết 1/500 và đã được thẩm định thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công.
Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ đã họp bàn về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng. Theo đánh giá, tình hình kinh tế 7 tháng qua tiếp tục có chuyển biến tích cực, lạm phát được kiểm soát, công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục có đóng góp lớn cho tăng trưởng.
Một điều đáng mừng là giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) đã có những chuyển biến tích cực, cùng với việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 60 về tập trung thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư. Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, trong 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân theo kế hoạch là 32,2%, đến nay, sau 7 tháng đã tăng lên 36%.
Kết luận phiên họp, giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các thành viên Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra của năm 2016, không điều chỉnh mục tiêu kế hoạch của năm, trong đó tạo sự cải tiến rõ nét trong giải ngân đầu tư công.
Đối với lĩnh vực tài chính, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm thu NSNN vượt dự toán ít nhất 10%; quyết liệt chống thất thu, nợ đọng thuế; giữ tỉ lệ bội chi ngân sách theo kế hoạch; kiểm soát chặt chẽ nợ công.
Đồng thời, các bộ ngành, địa phương tiếp tục quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí thực hiện. Tăng cường thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. Chấn chỉnh kỷ luật kỷ cương, tăng cường thanh tra, kiểm tra, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ. Xử lý nghiêm trách nhiệm đối với cán bộ, công chức vi phạm pháp luật, gây khó khăn, nhũng nhiễu cho người dân, DN.
Sẽ giảm 10 - 20% phí đường bộ BOT
Tại cuộc họp báo, người phát ngôn của Chính phủ cùng các đại diện thành viên Chính phủ đã trả lời nhiều câu hỏi về những vấn đề đang được dư luận quan tâm.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai trả lời tại buổi họp báo. Ảnh: H.Y |
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc giảm phí BOT, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, thực hiện nội dung của Nghị quyết 35 của Chính phủ về giảm phí BOT, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã cùng phối hợp để thực hiện điều chỉnh mức phí đường bộ BOT cho phù hợp. Trên cơ sở thảo luận giữa hai bộ, ngày 20/6/2016, Bộ Tài chính đã có văn bản 8302 báo cáo Thủ tướng, đề xuất cụ thể về phương án giảm phí BOT.
Theo phương án này, Bộ Tài chính đề xuất giảm 10-15% mức thu đối với phương tiện nhóm 4 (xe có trọng tải từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 feet) và nhóm 5 (xe tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng container 40 feet) của các trạm (29 trạm) có mức thu tối đa khung tại Thông tư 159. Đồng thời, giảm 10 – 20% mức phí đối với phương tiện nhóm 1 và nhóm 2 của 5 trạm có thu cao nhất.
Hiện tại, 5 trạm có mức thu cao nhất ở nhóm 1 đang thu ở mức 45.000 đồng/lượt, nhóm 2 đang thu ở mức 60.000 đồng/lượt. Công văn cũng nêu các trạm phải rà soát nguyên tắc cũng như trình tự thực hiện.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, đây đều là các nhóm xe phục vụ sản xuất chính của nền kinh tế, việc giảm phí sẽ góp phần giảm khó khăn cho hoạt động kinh doanh vận tải.
Mới đây nhất, Văn phòng Chính phủ đã có công văn 5810 ngày 13/7, thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, các địa phương liên quan và các nhà đầu tư có dự án BOT cầu đường bộ để tổng hợp báo cáo Chính phủ trong tháng 8/2016.
"Sau khi có chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Tài chính đã có công văn 1954 ngày 19/7 gửi các bộ, địa phương, nhà đầu tư và các cơ quan liên quan có ý kiến gửi về Bộ Tài chính trước ngày 1/8. Hiện Bộ Tài chính đang tập hợp các ý kiến về đề xuất này, trong tháng 8 sẽ trình Thủ tướng Chính phủ theo đúng yêu cầu", Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết.
Ngoài ra, tại phiên họp, các lãnh đạo Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và truyền thông cũng đã trả lời về hàng loạt các vấn đề như vụ tin tặc tấn công hệ thống thông tin sân bay, sự cố môi trường tại Formosa, việc thanh tra dự án chuyển nhượng AVG.../.
H.Y