【hoffenheim đấu với bayern】Việt Nam cần cải thiện “3 điểm nghẽn”

Việt Nam cần cải thiện “3 điểm nghẽn”

Phát triển công nghiệp hỗ trợ để thu hút đầu tư

Tính đến thời điểm hiện tại,ệtNamcầncảithiệnđiểmnghẽhoffenheim đấu với bayern Việt Nam đã thu hút 3.443 dự án đầu tư trực tiếp (FDI) đến từ Nhật Bản với tổng vốn đăng ký đạt 46,1 tỷ USD, chiếm 14,5% về số dự án và 15,06% về vốn FDI đăng ký vào Việt Nam. Trong đó, 6 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút 5,08 tỷ USD đến từ Nhật Bản, chiếm 26,45% tổng FDI đầu tư vào Việt Nam và Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư số 1 của Việt Nam trong tổng số 94 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ông Hiroshi Karashima - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBA) - cho biết: Hiện JBA đã có 1.600 thành viên, các nhà đầu tư cũng đánh giá rất cao môi trường đầu tư tại Việt Nam. Do đó, hàng năm, đều có rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản tìm đến JBA để tìm hiểu môi trường đầu tư, tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.

Mặc dù đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam, tuy nhiên, tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2017 vừa diễn ra, ông Hiroshi Karashima cho rằng, có “3 điểm nghẽn” khiến nhà đầu tư Nhật Bản quan ngại khi đầu tư vào Việt Nam. Thứ nhất,mức tăng lương tối thiểu tại Việt Nam quá nhanh; thứ hai,ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại Việt Nam chưa phát triển so với các quốc gia trong khu vực;thứ balà rào cản chính sách ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN.

Ông Hiroshi Karashima nhận định, mức tăng lương của Việt Nam thời gian qua đã vượt đáng kể so với chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI). Việc tăng lương quá nhanh khiến chi phí đầu tư tại Việt Nam, bao gồm cả chi phí về phúc lợi xã hội và công đoàn, lao động ngang bằng với đầu tư tại Thái Lan. Nếu tình trạng tăng lương vẫn tiếp tục, Việt Nam sẽ mất khả năng cạnh tranh thu hút FDI so với các quốc gia láng giềng.

Đối với vấn đề CNHT, theo số liệu từ Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam mới chỉ đáp ứng 34,3% tỷ lệ nội địa hóa, trong khi đó, Trung Quốc là 68% và Thái Lan là 57%. Để tăng đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam, ông Hiroshi Karashima cho hay, Việt Nam nên phát triển CNHT bằng cách phát triển các DN nhỏ và vừa.

Điểm nghẽn cuối cùng là về rào cản chính sách, JBA cho rằng, hiện có rất nhiều công ty sản xuất của Nhật Bản đang có kế hoạch chuyển cơ sở sản xuất từ Nhật Bản sang Việt Nam và các nước thứ 3. Tuy nhiên, nhà đầu tư Nhật Bản còn quan ngại về một số chính sách tại Việt Nam, điển hình như Thông tư số 23 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2015 chỉ cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị dưới 10 năm. Bên cạnh đó, chính sách của Việt Nam cũng chưa tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, FDI Nhật Bản tại Việt Nam được đánh giá cao không chỉ về chất lượng mà còn được đánh giá cao về sức lan tỏa đến nền kinh tế và các DN trong nước. Do đó, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút FDI đến từ Nhật Bản không chỉ có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI mà còn có ý nghĩa thúc đẩy khu vực DN nội địa phát triển.

Ông Hiroshi Karashima - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam: Mong muốn Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nhập máy móc đã qua sử dụng làm tài sản cố định của doanh nghiệp mà không tính đến hạn chế số năm sử dụng.