当前位置:首页 > Cúp C2

【bch y】Hàng vạn lưu học sinh Việt có thể mất cơ hội tìm việc tại Anh

Hàng vạn du học sinh Việt có thể mất cơ hội tìm việc tại Anh

Chính phủ Anh đang thiết lập hàng loạt rào cản ngăn sinh viên quốc tế ở lại làm việc. Ảnh: CNN.com

Kể từ giữa năm 2012,àngvạnlưuhọcsinhViệtcóthểmấtcơhộitìmviệctạbch y quy định cấp visa “hà khắc” đã cắt giảm đáng kể số lượng học sinh, sinh viên bên ngoài nước Anh có thể tìm được công việc sau khi tốt nghiệp. Theo thống kê, con số này giảm đến 88% chỉ giữa năm 2012 và 2013. Trước đây, luật cho phép người học được ở lại thêm 2 năm để kiếm việc, nhưng quy định hiện thời rút ngắn thời gian xuống chỉ còn 4 tháng. Do đó, sẽ chỉ còn khoảng vài nghìn sinh viên quốc tế may mắn và tài giỏi nhất được giữ lại mỗi năm, so với hàng chục ngàn người trong những năm trước đó.

Hiện tại, chính phủ lại đang tiếp tục cân nhắc những chính sách khác để siết chặt hơn nữa cơ hội xin được visa lao động của những người có quốc tịch bên ngoài Khối kinh tế châu Âu (European Economic Area - EEA). Theo đó, họ sẽ phải tìm được các công việc có mức lương tối thiểu hàng năm cao hơn so với mức hiện tại đang là 20.800 Bảng (32.000 USD). Những quy định mới chắc chắn sẽ làm hạn chế số lượng sinh viên bên ngoài Liên minh châu Âu sang du học tại “xứ sở sương mù”.

“Bộ Nội vụ Anh đang cố gắng tìm cách cắt hết mọi khả năng để sinh viên quốc tế có thể xin được việc làm tại đây", Josephine Goube, nữ phát ngôn viên chi nhánh London của trang web chuyên giúp đỡ về di trú Migreat nhận xét. Neil Carberry, giám đốc của Liên đoàn Công nghiệp Anh cũng đưa ý kiến rằng, những rào chắn của chính phủ lập ra đối với sinh viên nước ngoài hiện đã “đi quá xa”. Ông lập luận rằng việc giữ lại những người lao động nước ngoài có tay nghề giỏi, trình độ chuyên môn cao cũng rất quan trọng đối với Anh quốc.

Hiện nay, chỉ có 27.282 công ty trên toàn nước Anh được phép tuyển dụng người lao động nước ngoài sau khi họ tốt nghiệp tại quốc gia này. Đây là một con số rất nhỏ nếu biết rằng, hiện Vương quốc Anh có trên 5 triệu doanh nghiệp đang hoạt động. Lilit Mughalyan, một sinh viên 25 tuổi người Armenia đang theo học chương trình thạc sĩ MBA tại Đại học Oxford cho biết, sẽ là rất khó khăn để cô có thể tìm được một công ty sẵn sàng bảo trợ cho mình xin visa lao động sau khi hoàn thành khóa học.

“Tôi tin rằng một sinh viên tốt nghiệp trường Oxford danh tiếng với bằng MBA có thể đáp ứng được bất cứ công việc nào. Nhưng vấn đề là bạn cần xin vào làm cho 1 công ty danh tiếng, và đồng thời họ phải sẵn sàng đứng ra để bảo trợ cho bạn”, Lilit cho biết, đồng thời nói thêm rằng hiện những người bạn đến từ quốc tế học cùng lớp cô cũng đều đang “vật lộn” đấu tranh để tìm được một công việc đủ tốt để xin được giấy phép lao động.

Mới chỉ 2 tháng trước, Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May cho biết sắp sửa ban hành nghị định mới cấm sinh viên từ các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU) được phép làm bất cứ công việc gì trong thời gian học tập tại Vương quốc Anh. Từ trước đến nay, sinh viên quốc tế vẫn được làm các công việc bán thời gian tối đa 10 giờ mỗi tuần khi đang có kỳ học, và đến 20 giờ mỗi tuần trong kỳ nghỉ để trang trải sinh hoạt phí.

Ngoài ra, đến tháng 4.2016, một quy định khác đã được bà Theresa May tuyên bố từ năm 2012 về mức lương tối thiểu cũng sẽ chính thức có hiệu lực. Đó là thời điểm những người đến từ ngoài khối EU đã làm việc ở Anh 5 năm trở lên phải đảm bảo thu nhập hàng năm từ 35.000 Bảng (53.700 USD), nếu không sẽ bị trục xuất.

Quyết định này vẫn đang làm dấy lên nhiều chỉ trích từ một số bộ ngành của Anh quốc, khi mà mức lương nói trên không phải là điều khó đạt được đối với những người làm tài chính hay IT, nhưng lại là thách thức với nhiều ngành khác như y tá hoặc người hoạt động nghệ thuật.

Những rào cản tại Anh hạn chế khả năng xin việc theo cách truyền thống đã khiến cho một bộ phận sinh viên giàu có tìm đến phương án khác để được tiếp tục giấc mơ ở lại quốc gia Bắc Âu này. Nếu có bản lý lịch tài chính thực sự vững mạnh, họ sẽ xin visa theo diện đầu tư (Tier 1 Investor) vào Anh quốc. Theo đó, họ sẽ đầu tư ít nhất 2 triệu Bảng (3,1 triệu USD) để mua trái phiếu chính phủ, cổ phần hoặc vốn góp trong các công ty đang đăng ký hoạt động kinh doanh tại Anh.

Đây là loại visa bậc 1, có thời gian xét duyệt nhanh nhất. Và nếu có thể đầu tư 10 triệu Bảng (15,3 triệu USD), họ được phép nộp đơn xin ở lại vĩnh viễn sau 2 năm, đầu tư 5 triệu Bảng (7,7 triệu USD) được nộp đơn sau 3 năm. Số liệu mới nhất từ Ủy ban tư vấn di trú của quốc gia này cho biết, đã có 74 sinh viên quốc tế xin được visa theo diện đầu tư nói trên kể từ sau khi tốt nghiệp năm 2013, tăng 48% so với 1 năm trước.

Bất chấp nhiều lời cảnh báo và chỉ trích về những luật định hà khắc gần đây, cũng như những lời kêu gọi sớm nới lỏng các quy định, chính phủ Anh quốc cho rằng đây là những bước đi cần thiết để bảo vệ việc làm tại Anh và người lao động bản địa./.

Ngọc Vũ (theo CNN / Clarkslegal.com)

分享到: