TheĩnhPhúcPháthiệnxửlýnhiềuviphạmtrongghinhãnhànghónhận định kawasaki frontaleo thông tin từ Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Phúc, trong 6 tháng đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc vẫn tiếp diễn, thời tiết diễn biến thất thường, đặc biệt là dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn thế giới đã tác động tiêu cực đến tình hình thị trường, giá cả, hàng hóa và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.
Giá các mặt hàng trang thiết bị y tế, đặc biệt là khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn và thịt lợn tăng cao, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tình hình vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu trên địa bàn tỉnh diễn ra với mức độ, quy mô không lớn. Hàng hóa nhập lậu lưu thông chủ yếu là đồ gia dụng, quần ào, giày dép, linh kiện điện tử, phụ kiện xe máy, xe đạp điện… Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Nhiều đối tượng đã lợi dụng hình thức thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra và xử lý vi phạm.
Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Phúc đánh giá, các hành vi gian lận thương mại chủ yếu là hàng hóa không thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa theo quy định, thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Không niêm yết giá hàng hóa và kinh doanh hàng hóa nhập lậu, kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng. Kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện; kinh doanh không đúng địa điểm….